Trước khi bắt đầu, tôi xin chúc quý vị có được năm mới 2009 hạnh phúc. Ngày đầu năm mới thường là ngày mà rất nhiều người gọi là "ngày quyết định". Quý vị đã bao giờ có những ngày quyết định chưa? Nếu có, Tôi hy vọng quý vị đã thực hiện chúng theo cách có liên hệ đến việc chứng đạt Tuệ Đạo và Quả. Hôm nay cũng là ngày thích hợp nhất cho mọi người suy ngẫm về những tiến bộ mà một người đã làm và chưa làm trong năm qua. Điều này đem đến cho tôi dịp được nói những gì mà tôi mong muốn nói với quý vị vào một ngày tốt đẹp như ngày hôm nay.
Chúng ta hãy gọi chủ đề của bài pháp vào ngày đầu năm mới 2009 đơn giản là "sự tiến bộ". Nó cũng có thể được gọi bằng cách khác là "sự phát triển", nhưng chúng ta sẽ gọi nó là "sự tiến bộ" cho sự hiện thân của thời gian. Nếu tôi hỏi tất cả quý vị nếu quý vị muốn có sự tiến bộ, tất cả quý vị sẽ nói gì hả? "Tất nhiên chúng tôi muốn!" Đó là câu trả lời, có đúng không? Đúng vậy. Vậy loại tiến bộ nào mà chúng ta mong muốn? Vậy loại tiến bộ nào mà tất cả chúng ta có thể gọi là sự tiến bộ thật sự? Bởi vì ngày nay có rất nhiều, và rất nhiều loại tiến bộ trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta nên biết loại tiến bộ nào mà chúng ta thật sự muốn và thật sự cần. Loại "tiến bộ" nào mà Đức Phật của chúng ta đã đề cập đến? Trước khi chúng ta đi vào bài pháp về "sự tiến bộ", trước hết chúng ta hãy đảnh lễ Đức Phật của chúng ta, Đấng Giác Ngộ hoàn toàn.
Trong thế giới này của chúng ta có một cái được gọi là ñāti vuddhi, "tiến bộ của quyến thuộc". Nhưng loại "tiến bộ" đó không phải là loại tiến bộ thật sự mà Đức Phật của chúng ta đề cập. Cũng có một quan điểm trái ngược của sự tiến bộ đó là "sự suy đồi của quyến thuộc", nó cũng không phải là những gì mà Đức Phật đề cập đến. Có một dạng khác của sự tiến bộ đó là "của cải/giàu có", mà cụm trong Pāli là "bhoga vuddhi". Đức Phật cũng không nhìn nhận "bhoga parihāni", sự suy thoái của giàu có, là một sự suy thoái thật sự. Và một loại tiến bộ khác được biết đến là "yaso vuddhi", tiến bộ trong việc có nhiều bè bạn/mối quan hệ. Một lần nữa, cũng không phải điều này hoặc điều trái ngược nó - "yaso parihāni" - được Đức Phật chấp thuận như sự tiến bộ /suy thoái thật sự các mối quan hệ.
Ngày nay, trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta có rất nhiều người chỉ hướng đến sự tiến bộ trong việc tích trữ của cải và tài sản. Tuy nhiên, Đức Phật của chúng ta đã bao giờ nhìn nhận điều đó như một sự thật không, tất cả những tiến bộ mà những người này có được một cách đầy tham muốn? Không, Ngài không bao giờ nghĩ như vậy! Và khi, sự tích lũy của cải và tài sản bắt đầu xuống dốc, kết quả là rất nhiều nỗi buồn và sự than van, Đức Phật đã bao giờ nhìn nhận sự mất mát này như sự mất mát thật sự không? Thậm chí điều này như là một sự đau khổ không thể nào chịu đựng được, Đức Phật chưa bao giờ cho rằng đó là một sự suy thoái thật sự.
Khi thân quyến của một người làm những điều hay và trở nên thành công và giàu có, người ấy hoan hỷ vì "sự thành tựu" đó. Khi thân quyến của một người đạt đến địa vị cao, thứ hạng cao và tầng lớp cao, người ấy có được niềm tự hào lớn lao mà họ gọi là "thành tựu". Tuy nhiên, Đức Phật chưa bao giờ nhìn nhận những thành tựu này là "sự tiến bộ". Và một lần nữa, khi thân quyến của chúng ta thấy sự giàu có đang xuống dốc, con người cảm thấy buồn khổ vì sự bất hạnh của họ và, nhiều người thậm chí nghĩ đó là sự kết thúc của thế giới, không còn gì để nói. Nhưng lúc ấy, Đức Phật của chúng ta cũng không gọi điều bất hạnh này là sự xuống dốc thật sự.
Một điều khác là con người thật sự khao khát được vây quanh bởi nhiều bạn bè và các mối quan hệ. Có đúng vậy không? Quý vị có muốn có nhiều bạn hay không có nhiều bạn? Vâng, Đức Phật chưa bao giờ nhìn nhận việc có nhiều bạn bè như là một sự tiến bộ thật sự. Đức Phật cũng không nhìn nhận việc mất bạn bè và các mối quan hệ như là sự mất mát thật sự. Trong trường hợp này, cái gì là tiến bộ thật sự? Quý vị không biết đúng không? Cái gì hoặc lĩnh vực gì chúng ta nên có sự tiến bộ thật sự? Đức Phật của chúng ta đã tuyên bố rằng sự tiến bộ thật sự chỉ là sự tiến bộ mà được làm nên bởi "trí tuệ". Bất cứ sự tiến bộ hoặc sự thoái bộ nào, nếu bản thân nó không đạt được hoặc mất đi trí tuệ khi ấy nó không phải là sự tiến bộ thật sự hay sự thoái bộ thật sự. Do vậy, chúng ta cần suy xét cái gì là "sự tiến bộ trong trí tuệ".
Giờ đây, mọi người trong chúng ta ở trong thế giới này, phát triển từng chút và từng bước từng bước một để trở thành người trưởng thành. Vì trong tâm mong muốn hạnh phúc cho chúng ta, cha mẹ của chúng ta nuôi dưỡng chúng ta và cho chúng ta sự giáo dục cần thiết của thế gian bằng cách gửi chúng ta đến trường học, họ làm vậy phải không? Chúng ta bắt đầu học ở nhà trẻ, lên đến tiểu học, lên đến phổ thông và, thậm chí học lên đại học. Tôi cho rằng có rất nhiều người trẻ trong số những thính giả ở đây hôm nay là những người đã tốt nghiệp đại học, có đúng vậy không? Đúng thế. Vậy, chúng ta có thể nói rằng họ là những người có được sự tiến bộ trong việc đạt được trí tuệ không? Quý vị chắc đang tự hỏi rằng nếu đây là một câu hỏi có tính đánh lừa do vậy quý vị sẽ nghĩ, "Cái gì mới là câu trả lời đúng?" Vậy hãy để tôi nói cho quý vị nghe về sự tiến bộ trong trí tuệ được Đức Phật đề cập đến mà không phải là loại trí tuệ này.
Trong suốt cuộc sống là Bồ Tát Thái Tử Siddattha, trong sự giàu sang của thế gian, Đức Phật của chúng ta đã giàu có mà không có một ai có thể so sánh. Quan hệ bạn bè, các mối quan hệ và tùy tùng thì Ngài không như chúng ta; Ngài luôn có sự thừa thải cho những thứ này. Đi sâu về quyến thuộc, Thái Tử Siddattha không thua kém bất kỳ một ai trong dòng dõi hoàng tộc Sakkyan. Vì thế, theo lệ thường, thế gian, xã hội và các mặt vật chất khác Bồ Tát Thái Tử đã đi đến một địa vị cao của "sự tiến bộ" mà không người nào có thể so sánh được, đúng thế không? Ngài hiển nhiên có "mọi thứ" mà theo lẽ thường thế gian, chúng ta luôn mong muốn và hy vọng có thể có!
Một lần nữa, bất cứ khi nào hoàng tộc chọn lựa một người trong số họ để kế vị, thì họ chọn những người có học vị, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt mà các ứng viên của họ có thể sở hữu. Khi lúc còn trẻ, Thái Tử Siddattha đã được sát hạch tất cả những thứ này, Ngài được nhìn nhận là người sở hữu tất cả những điều kiện tiên quyết nhất để trở thành một vị vua. Bởi vì Ngài đã tích lũy ba-la-mật trong vô số kiếp quá khứ, do vậy Thái Tử là một người tài giỏi ở bất cứ lĩnh vực nào thậm chí cả lĩnh vực mà Ngài chưa bao giờ được học. Ngài luôn vượt trội trong tất cả những điều cần thiết này vốn được Ngài chứng minh và thể hiện tuyệt vời.
Nhưng lúc đó, Bồ Tát của chúng ta đã từ bỏ và ra đi bởi vì Ngài xem tất cả những thứ này là tiến bộ thật sự hay, bởi vì Ngài không xem nó như là một sự tiến bộ thật sự? [Trả lời của người nghe: Bởi vì Ngài đã không xem nó là sự tiến bộ thật sự!] Do đó, nó không phải là một cơ sở lập luận mà Bồ Tát của chúng ta và những người có trí tuệ trong thời xa xưa mà sau này trở thành các ariyā (thánh nhân) đã từ bỏ những thành tựu thế gian đó, sự giàu sang, bạn hữu, địa vị xã hội, …, như thể tất cả chúng là nước bọt đúng không? Bây giờ tôi hỏi rằng nếu tất cả quý vị trong số những người thính pháp ở đây đang liếm, và nếm thứ nước bọt ghê gớm và gớm ghiết mà Bồ Tát và các bậc thánh nhân đã nhổ bỏ. Thế, quý vị có muốn ăn nước bọt mà những người khác đã nhổ bỏ không vậy? [Trả lời của người nghe: Thưa không, chúng con sẽ không!]. Đúng vậy, hãy nghĩ đến điều này! Nếu quý vị đến để thấy rằng chính bản thân của mình là những người đang ăn những cục đờm của nước bọt đã nhổ ra từ Bồ Tát và các bậc thánh nhân thời xưa, và nếu quý vị bắt đầu nhận thấy rằng cái gì là tiến bộ trong cuộc sống này một cách thật sự, khi ấy quý vị sẽ bắt đầu tích cực noi gương sự tu tập của Bồ Tát và các bậc thánh nhân thời xưa. Chỉ khi đó, quý vị sẽ có sự tiến bộ thật sự.
Bây giờ, paññāvuddhi (tiến bộ/phát triển = vuddhi của trí tuệ = paññā) điều mà Đức Phật đã dạy, cái gì là trí tuệ mà Ngài đang đề cập đến? Tác giả của những lời chú thích đã giải thích cụm từ paññāvuddhi cho những ai trong chúng ta, những người thấy khó khăn để hiểu nó. Một số người trong quý vị thật sự và thành thật mong muốn phấn đấu hướng đến việc có được sự tiến bộ thật sự nên biết loại trí tuệ nào mà nó là sự tiến bộ thật sự có thể tìm thấy.
Quý vị có đặt trí tuệ của mình vào sự tin tưởng tuyệt đối về nghiệp và quả của nghiệp? Chúng ta phải nhận thức thực tế rằng chúng ta thật may mắn vì đã được hình thành trong bào thai của người mẹ mộ đạo Phật của chúng ta và, bởi vì lòng tốt và sự hướng dẫn của cha mẹ, chúng ta đi đến chấp nhận rằng nếu chúng ta làm điều thiện (kusala) chúng ta sẽ gặt được kết quả thiện (kusala). Nếu chúng ta làm những việc bất thiện (akusala) - chắc chắn sau đó chúng ta sẽ gặt hái được quả dữ. Điều này chúng ta đã được dạy từ ngày còn trẻ đúng không? Nhưng…, xin hãy suy nghĩ cẩn thận - nếu chúng ta được hỏi liệu chúng ta có niềm tin vững vàng một cách thật sự vào kết quả của nghiệp hay không, câu trả lời của chúng sẽ như thế nào? Trong thực tế, thật sự chúng ta chưa đến được mức độ đó đúng không? Vì chúng ta được lớn lên trong những môi trường riêng, chúng ta hiểu và tin vào sự vận hành (kusala (thiện) và akusala (bất thiện)) của nghiệp. Tuy nhiên, nếu quý vị đã phải đối mặt với một sự đe dọa cuộc đời của mình cho việc không vứt bỏ niềm tin của mình về sự vận hành của nghiệp, quý vị sẽ hay sẽ không từ bỏ niềm tin đó? Nếu sự đe dọa là thật và cuộc đời của quý vị thật sự phụ thuộc vào nó, quý vị bỗng nhiên nhận thấy rằng quý vị có rất ít niềm tin vào nghiệp và quả của nó, có đúng không? Trong trường hợp đó, đức tin của quý vị không thể được gọi là "không lay chuyển" đúng không? Vì vậy, trừ phi niềm tin của quý vị là thứ mà quý vị sẽ không bao giờ từ bỏ, thậm chí điều này có nghĩa là quý vị sẽ bị hành hình vì việc gìn giữ niềm tin đó, thì chỉ lúc đó nó mới có thể được gọi là "không lay chuyển". Và chỉ lúc đó điều này có thể được gọi là sự tiến bộ thật sự đã đạt được. Sự tiến bộ thật sự của trí tuệ có thể đạt được thông qua sự có được trí tuệ trực tiếp từ bản thân về sự vận hành của nghiệp.
Vào thời điểm này, thính giả có thể chiêm nghiệm một cách nghiêm túc về nghiệp và quả của nó, Tôi muốn kể cho quý vị nghe vài điều về một trong số các thiền sinh của chúng tôi đã trải nghiệm khi ông ta (cô ta) đã nhìn về một trong các kiếp quá khứ của ông ta (cô ta), Chắc quý vị đã nghe về người bảo vệ (chư thiên) như chư thiên trong một ngôi nhà, một trường học hoặc một khu rừng, ….Và, trong một kiếp quá khứ của mình, thiền sinh của chúng tôi đã làm một chư thiên trong một ngôi nhà. Ông ta thật sự có thể nhìn thấy chính mình, rất rõ, và thường xuyên bay xung quanh nhà. Khi ông ấy cố gắng nhìn về nơi mà ông ta đã cư ngụ, hầu hết chúng đều là tầng nằm dưới mái nhà. Hiện diện trong một nhà của một gia đình phật tử, ông ta thường bày tỏ lòng tôn kính của mình mộ cách tôn trọng, chấp tay để đảnh lễ trước hình ảnh của Đức Phật ở trên bàn thờ trong ngôi nhà đó. Và khi thời gian qua đi, và cũng đến lúc ông ta từ bỏ kiếp sống đó, sự trói buộc mà ông ta đã phát triển trong ngôi nhà và hình ảnh của Đức Phật đã làm cho ông ấy mường tượng rằng ông ta đang đảnh lễ trước hình ảnh của Đức Phật. Vậy bây giờ đó là hình ảnh của kusala hay là của akusaka vậy? [câu trả lời của người nghe : Hình ảnh của kusala, thưa Ngài ]. Đúng thế. Và sau đó, ông ta đã thụ thai vào dạ con của một người phụ nữ trong ngôi nhà đó! Sự dính mắc là ngôi nhà, nhưng hình ảnh cuối cùng mà xuất hiện tức khắc trong đầu của ông ta trước lúc chết là anjalī của ông ấy đến Đức Phật. Đó là đối tượng kusala, điều đã đưa đến kết quả là sự thụ thai trong cõi người. Nếu như lễ bái Đức Phật một cách vui vẻ có thể dễ dàng đưa chúng ta đến một cõi an lành, tại sao chúng ta không nên gieo trồng hạt giống này thường xuyên hằng ngày?
Bây giờ, người phụ nữ trong ngôi nhà đó đã hạ sinh một đứa bé gái người đã phát triển lòng yêu thương yêu dành cho những con vật nuôi trong nhà. Tôi chắc chắn quý vị biết rằng những người yêu mèo luôn vuốt ve những con thú nuôi trong vòng tay yêu thương của họ như thế nào. Cô gái này cũng không ngoại lệ. Bởi vì cô ta đã phát triển lòng yêu thương dành cho con mèo của cô, lòng quyến luyến cũng trở nên mạnh hơn và mạnh hơn cuối cùng, khi cô ta chết vào lúc tuổi còn khá trẻ, ý nghĩ cuối cùng của cô ấy là con mèo của cô ta, và cô ta đã tái sinh thành một con mèo ở kiếp sau! Điều đó ra sao! Thật khủng khiếp đúng không?
Vậy, quý vị có nghĩ việc sở hữu chó, hoặc mèo, hoặc bất cứ con thú nuôi nào, hoặc côn trùng hoặc bất cứ con vật nào là việc làm có trí không? [Trả lời của người nghe: sẽ không có trí, thưa ngài.]. Quý vị nên cẩn trọng, rất cẩn trọng, thật vậy! Nếu quý vị nhìn những con chim đang hót một cách hạnh phúc và bắt đầu thích thú nó, điều này có thể rất nguy hiểm phải không? Chúng tôi, những tỳ-khưu ngụ trong rừng - cần phải đặc biệt cẩn thận. Những chú sóc bé nhỏ xinh xắn đang nhảy từ cây này sang cây khác, đang gậm nhấm những thức ăn thừa bỏ bên ngoài của chúng tôi, và làm những trò hề khác! Nếu chúng tôi nhớ và thưởng thức những cảnh "vui vẻ" này – và nếu, tình cờ, những hình ảnh này xuất hiện trong giây phút chết của chúng tôi! Hãy nghĩ kết quả như thế nào? Tôi rùng mình khi nghĩ về điều đó!
Nếu chúng ta thực sự bắt đầu nhận biết bản chất đặc biệt của sự vận hành của nghiệp, chúng ta cần sống cuộc đời của chúng ta với một sự cẩn trọng tối đa. Sự dính mắc hoặc lưu luyến đến bất cứ thứ gì hoặc bất cứ ai thì chắc chắn hết sức nguy hiểm! Không có một sự nghi ngờ nào về điều này.
Khi cô gái trẻ này ôm con mèo trong vòng tay của mình một cách yêu thương, lòng lưu luyến đó không phải bởi vì cô ta muốn trở thành một con mèo đúng không? Không, không phải vậy. Quý vị dẫn con chó hoặc chú chó con đi dạo cùng sợi xích bởi vì quý vị muốn trở thành con chó, đúng không? Tất nhiên là không! Tuy nhiên, quý vị có thể sẽ tái sinh làm một con chó nếu lòng quyến luyến của quý vị đến con chó của mình nghĩa là quý vị nghĩ đến nó vào phút giây chết của mình. Nếu đó là con mèo mà quý vị nghĩ đến vào giây phút chết của mình, quý vị sẽ chắc chắn tái sinh thành một con mèo.
Khi cô gái này bị tái sinh thành một con mèo trong một gia đình Đạo Phật mà ở đó có thói quen hằng ngày là cúng dường thực phẩm trước bức hình Đức Phật ở trên bàn thờ. Con mèo này đã không biết rằng những thức ăn được dâng cúng này là được làm cho Đức Phật và, nó đã trộm và ăn đồ cúng dường này. Bất cứ hình thức trộm cắp bởi một ai – con người hoặc con vật hoặc bất cứ dạng sống nào - đều là akusala, quý vị có đồng ý không? Nhưng một việc đã xảy ra, bất cứ khi nào con mèo trèo lên bàn thờ để lấy thức ăn, nó cũng vô tình có cơ hội nhìn thấy hình ảnh Đức Phật! Và sau đó, ngay lúc chết của nó, hình ảnh Đức Phật đã xuất hiện trong trí nhớ của con mèo. Điều này thật mỉa mai đúng không? Nhưng, nhưng akusala của con mèo thường ăn trộm thức ăn được cúng dường đến Đức Phật một cách tôn kính thì mạnh hơn kusala của việc nhìn thấy hình ảnh Đức Phật. Cho nên, bởi vì kusala của cô ta mà cô ta đã tái sinh thành một người con gái, bởi vì akusala của cô ta mà cô ta mà cô ta đã đi đến một hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Cuối cùng, trong kiếp sống đó, cô ta đã trở thành một người hầu thấp kém trong một gia đình. Tại đó, cô ta chuẩn bị những bữa ăn chu đáo cho gia đình. Nhưng chính bản thân cô ta, trong khoảng thời gian dài cô ta phải bị đói trong khi lén nhìn gia đình ấy ăn thức ăn của họ. Và thậm chí khi bữa ăn đã kết thúc, khi cô ta đã dọn rửa và dọn sạch mọi thứ, cô ta cũng không bao giờ được phép có những thức ăn thừa mà chỉ là một lượng thức ăn vừa đủ đế sống. Thật là một cuộc đời buồn và bất hạnh đối với cô gái này, quý vị có nghĩ vậy không? Quý vị phải nhìn nhận rằng quả mạnh hơn của nghiệp là do việc trộm và ăn thực phẩm đã dâng cúng đến Đức Phật.
Đó là tại sao tất chúng ta nên hết sức cẩn trọng về cơm, thực phẩm và những các vật dụng cần thiết được cúng dường đến Tam Bảo, đó là Phật, Pháp và Tăng, có phải không? Có thể chúng ta chấp nhận sự ngu dốt của một con vật trong sự việc này. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy nhiều trường hợp sơ suất trong hành vi thậm chí của con người, và điều này có thể rất nguy hiểm. Đó là kiến thức của tất cả những gì đã xảy ra trong các kiếp quá khứ của cô ấy điều đã làm cho thiền sinh này nhiều nỗi buồn và điều sầu khổ, Nhưng nó không phải là loại đau buồn và sầu khổ mà hầu hết các quý vị thính pháp hôm nay thường cảm nhận. Nỗi đau buồn và sầu khổ của cô ta là loại đau buồn và sầu khổ đi cùng với một cảm giác kinh cảm khủng khiếp (được biết như là samvega) khi một người bắt đầu nhận biết hoặc trải nghiệm bản chất thực sự không khả ái của sự hiện hữu. Nó là hình ảnh sâu sắc, chính điều này sẽ đưa đến hiểu biết về cách đặc biệt mà nghiệp luôn tác động đến mọi người – cho mọi người. Phấn đấu hướng đến chứng đạt được trí tuệ đó được gọi là sự phát triển về trí tuệ thật sự. Chỉ lúc đó, điều này được xem là paññāvuddhi, chứng đạt sự phát triển thật sự.
Và cũng có một hướng khác của sự phát triển trí tuệ mà nó được gọi là 'sự thông minh". Vì sự hạn chế của thời gian, tôi sẽ không đào sâu cách thực hành thiền ānāpānasati, cũng bởi vì quý vị đã được dạy bằng nhiều cách. Khi quý vị thực hành thiến ānāpānasati một cách hệ thống với sự chuyên cần, quý vị đạt được samādhi (định) và ánh sáng bắt đầu xuất hiện. Khi ánh sáng dần tăng trưởng, chúng sẽ nhập vào hơi thở là cái mà quý vị đang tập trung vào và khi quý vị nhìn vào ánh sáng, quý vị sẽ thấy được hơi thở, và khi quý vị nhìn vào hơi thở quý vị sẽ thấy ánh sáng.
Kinh điển nói rằng ánh sáng này là nimita (tướng). Nếu quý vị có thể giữ sự tập trung của mình vào nimita này trong thời gian khoảng 1 giờ, tướng này gọi là patibāgha nimita (tợ tướng) sẽ xuất hiện. Nếu định của quý vị có thể duy trì trên patibāgha nimita, điều đó có thể nói rằng quý vị đã đạt được một bậc thiền. Khi quý vị thực hành để thành tựu một bậc thiền, chẳng thể cho rằng quý vị đã có tiến bộ trong việc phát triển trí tuệ về một bậc thiền sao? Thưa có! Đức Phật của chúng ta đã thừa nhận rằng đây là những gì của sự phát triển thật sự - không phải là sự phát triển của sự giàu sang hay các mối quan hệ.
Chẳng phải đúng là cuộc sống của chúng ta sẽ bị kết thúc trước khi quá dài? [Thính giả: Đúng vậy, thưa Ngài.]. Việc tìm kiếm và tích lũy sự tăng trưởng giàu có, người quen, người thân và trí tuệ thế gian (trần tục) có bao giờ kết thúc? [Thính giả: Thưa không, bạch Ngài.]. Có bao giờ có một người độc thân nói ngay trước cái chết của ông rằng ông hoàn toàn hài lòng và mãn nguyện là đã tìm thấy tất cả những điều ông muốn không? Nghĩ về nó xem. Sự phát triển của tất cả những điều đó đang được tích lũy qua sự lôi cuốn của tham ái (tanhā) vì sự tiến bộ của thế gian – quý vị có nghĩ rằng sự tiến bộ như thế có thể mang lại sự hài lòng và mãn nguyện trọn vẹn? Chắc chắn là không! Sự phát triển theo cách đạt được bằng tham ái (lobha) có được không? Như vậy, quả của sự phát triển bằng tham ái (lobha) dẫn đến tái sanh trong bất kỳ ba cõi hiện hữu khả ái có thể là nhàn cảnh (sugati) được không? Chắc chắn không! Trong trường hợp này, chúng ta có thể đoán được rằng sự phát triển đạt được theo cách nhìn của thế gian sẽ, thay vào đó, rất có thể dẫn đến tái sanh trong bốn cõi ác đạo của sự hiện hữu phải không? Quý vị có thể chắc chắn về điều đó!
Một lần nữa chúng ta hãy suy nghĩ. Chúng ta có nên tiếp tục sống và cuối cùng là chết giống như những người khác không? Không, tôi nghĩ chúng ta không nên! Nếu chúng ta coi chính chúng ta là những bậc thánh thì chúng ta nên đặt niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo đó là Phật, Pháp, và Tăng, khi ấy, chúng ta nên nắm bắt đầy đủ cơ hội này để có được các pháp của sự tiến bộ thật sự trong ánh hào quang chói lọi của Giáo Pháp của Đức Phật. Vậy lúc ấy, lợi ích trong việc sở hữu trí tuệ của bậc thiền là gì? Những lời mà Đức Phật đã dạy là:
"Samādhiṁ bhikkhave bhāvetha Samāhito bhikkhave bhikkhu yathābhūtaṁ pajānāti"
Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Tỷ-kheo có định sẽ liễu tri đúng như thật các pháp (Tứ Thánh Đế) như chúng thực sự là.
Khi một người đạt được thiền định, khi một người ấy thấu hiểu trí tuệ về bậc thiền vốn được gọi là bậc thiền định, đó là khi người ấy sẽ biết và thấy rằng như thật về Bốn Thánh Đế - Thánh đế về Khổ. Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt và Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Đó là những gì mà Đức Phật đã cổ vũ.
Thánh đế về Khổ, ngắn gọn, là năm thủ uẩn. Cũng có nói rằng danh và sắc là Thánh đế về Khổ. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng biết được danh và sắc là biết được chân lý đầu tiên đó là Thánh đế về Khổ. Khi thiền sinh người mà tôi đã đề cập bắt đầu thấy được các kiếp quá khứ của cô ta, có nghĩa là cô ta đã có sự nhận biết về pháp (dhamma) về nhân và quả. Đó là những gì được biết đến như là Thánh đế về Khổ tập. Nếu điều đó là như thế thì, từ đâu và bao giờ mà sự đau khổ đã hình thành? Từ các kiếp quá khứ hoặc kiếp hiện tại? [Câu trả lời của thính giả: Từ quá khứ, thưa thưa Ngài]. Nếu là như vậy, và nếu Đức Phật dạy chúng ta nhìn về các kiếp quá khứ của chúng ta để nhận biết được Thánh đế về Khổ tập, vậy chúng ta có thể nhận biết được điều này từ nơi khác không? Không, chúng ta sẽ không! Năm thủ uẩn đó là danh và sắc và chúng được biết như là Thánh đế về Khổ, và nhân và quả được biết đến như là Thánh đế về Khổ tập - chúng là các đối tượng của Thiền Tuệ (Vipassanā). Các đối tượng này của Thiền Tuệ (Vipassanā) này vì thế phải hết sức vi diệu, phải không? Và, nếu quý vị không thể nhận ra được sự vi diệu của danh và sắc, nhân và quả trong ánh sáng của annica (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã), quý vị không được xem là người thực hành thiền tuệ (Vipassanā).
Có được sự thấu hiểu Thiền Minh Sát là điều được Đức Phật của chúng ta xem là một sự tiến bộ thật sự của trí tuệ của thiền Minh Sát và, đó là sự tiến bộ của paññāvuddhi điều mà đã được đề cập đến trước đó. Quý vị không nghĩ rằng tất cả chúng ta nên tìm kiếm để có được sự phát triển trí tuệ đặc biệt này sao? Quý vị không mong muốn có được mức trí tuệ này sao? [Người nghe: vâng, chúng con muốn, thưa Ngài]. Tôi muốn nhấn mạnh một cách nghiêm túc với tất cả quý vị là việc nắm được sự phát triển đặc biệt của trí tuệ đó. Đến đây, chúng ta đã không chú ý và bất cẩn trong vòng sanh tử luân hồi, trong vòng sanh tử luân hồi không đếm được này, đôi khi chúng ta là những con heo, đôi khi là những con chó, đôi khi chúng ta là những người nô lệ hoặc người hầu - cả đàn ông và đàn bà, v.v. Chúng ta đã chịu đau khổ một cách khủng khiếp trong 4 cõi khổ. Chỉ bây giờ, nhờ có được thiện nghiệp trong kiếp quá khứ của chúng ta mà chúng ta được sinh ra trong cõi người. Và hơn nữa, quý vị và tôi, chúng ta có được niềm tin vào Tam Bảo - Phật, Pháp và Tăng, và cũng có niềm tin về nghiệp và quả của nó.
Vậy chúng ta nên để cho cho cơ hội hiếm có chính là sự hiện diện này bị lãng phí không? Tôi hoàn toàn nghĩ rằng chúng ta không nên làm như vậy.
Thật là đau khổ khi trở thành nô lệ hay người hầu của một ai đó. Quý vị không thể được tự do để làm những gì quý vị thích; quý vị bị buộc chặt bởi người chủ của mình, quý vị không thể có được tự do cho chính mình. Điều này sẽ phát sanh nhiều đau khổ. Vì thế, phải rất cẩn thận.
Bây giờ, Đức Phật của chúng ta cho rằng chỉ có những ai sở hữu trí tuệ Thiền Minh Sát là những người có sự phát triển thật sự của trí tuệ. Do đó, nó trở thành trách nhiệm của chúng ta để nỗ lực hết mình để thấm nhuần sự vi diệu của Thiền Minh Sát nếu chúng ta mong muốn đạt được sự tiến bộ và sự phát triển thật sự trong cuộc đời của chúng ta. Khi tôi nói đến trách nhiệm, tôi đền cập đến trách nhiệm mà quý vị nợ chính mình. Nếu quý vị không nhìn nhận trách nhiệm mà quý vị nợ chính mình, khi ấy sẽ không có sự ngu ngốc nào ngốc nghếch hơn quý vị. Hãy suy nghĩ về điều đó!
Nếu quý vị chiêm nghiệm các pháp về danh và sắc một cách chuyên cần với một sự quyết tâm và, nếu quý vị chiêm nghiệm nghiệp nói riêng và quả của nó trong ánh sáng của chân lý đó là anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã), khi ấy quý vị chắc chắn sẽ tu tập Thiền Minh Sát, điều sẽ dẫn quý vị đến Tuệ Đạo và Quả và, cuối cùng là bản thân sẽ thấy được một cách rõ ràng Niết-bàn như quý vị đang nắm giữ một viên ruby quý trong lòng bàn tay. Trải nghiệm nó và trí tuệ đó sẽ mãi là sự phát triển trí tuệ thật sự tuyệt vời nhất! Quý vị có nghĩ rằng Tuệ Đạo và Tuệ Quả là quá xa với tầm tay của quý vị không? Có rất nhiều người nghĩ như vậy. Và chỉ có một vài người không nghĩ như vậy. Những ai cảm thấy rằng Tuệ Đạo và Quả rất xa vời, chỉ nghĩ như vậy bởi vì họ không biết gì về ba-la-mật.
Khi một người tiến lên từ một bậc thiền đến một tầng khác trong Thiền Minh Sát, người này sẽ thấy sự sanh và sự diệt liên tục của danh và sắc và nhân và quả - tất cả nó nằm trong ánh sáng của annica (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã). Từ đó, người ấy sẽ tiến lên đến chứng ngộ Niết Bàn là nơi mà các hành (sankhāra), danh, sắc, nhân và quả - tất cả chúng sẽ bị diệt mất, và người đó chỉ khát khao sẽ được đến trạng thái của Niết-bàn.
Và, bởi khát vọng đạt được trạng thái ngày càng phát triển và, bởi vì ba-la-mật của một người từ quá khứ hoà cùng với những ba-la-mật của kiếp sống hiện tại, khi ấy người đó có thể vươn đến bờ bên kia đó là Niết-bàn.
Tất cả quý vị, những người đang hiện diện ở đây hôm nay – tất cả quý vị ngay bây giờ đang chuyên cần thực hành để tu tập sīla (giới), samādhi (định) và paññā (tuệ). Nghiệp trong quá khứ của quý vị và ba-la-mật mà quý vị đã tu tập để ngày nay được trở thành những người Phật Tử. Trong khi những người khác ở bên ngoài đang ăn uống say sưa trong ngày đầu năm mới này, quý vị đã ở đây tu tập để đạt được Tuệ Đạo và Quả. Tôi thật sự tin tưởng rằng có nhiều người ở đây ngay bây giờ là những người có được những hạt giống ba-la-mật là những thứ sẽ sanh ra quả là Tuệ Đạo và Tuệ Quả. Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác của chúng ta đã cỗ vũ rằng chứng đạt Tuệ Đạo và Quả Vipassanā bằng sự kiên trì là sự phát triển chân thật của trí tuệ mà được gọi là paññāvuddhi
Đó là lý do tại sao Đức Phật của chúng ta đã nói :
Ārambhatha nikkamaka yuñjatha buddhasāsane
Dhunāātha miccunāsenaṇnalāgāraṇva kuñjaro.
"Thực hành theo Giáo Pháp của Đức Phật. Phấn đấu giải thoát. Phấn đấu hết mình để thực hành thiền. Cũng giống như một con voi đực dũng mãnh phá vỡ một ngôi nhà tranh, tiêu diệt đội quân của thần chết, kẻ cai trị ba mươi mốt cõi." Điều mà Đức Phật đã nói bằng tất cả tâm từ và bi của Ngài.
Và cũng vì thế, Tôi cầu chúc tất cả quý vị ở đây, một lần nữa, có một năm mới thật hạnh phúc. Cầu cho tất cả quý vị đến gần hơn với sự thành tựu trạng thái bất tử của Niết-bàn.
No comments:
Post a Comment