Sunday, July 18, 2010

Kiên Trì Với Sự Tầm Cầu Bậc Thánh

Hãy để tôi bắt đầu nói chuyện ngày hôm nay với một bài kinh từ Nikaya Aṅguttara gọi là Gavesī, Người Tầm Cầu:

Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo.

Trong khi đang đi trên đường, Thế Tôn thấy một chỗ có khóm rừng cây sāla to lớn; thấy vậy, Ngài bước xuống đường, đi đến khóm rừng cây sāla ấy, đi sâu vào rừng sāla ấy, và tại một địa điểm, Ngài mỉm cười.

Rồi Tôn giả Ānanda suy nghĩ: "Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn tỏ lộ mỉm cười? Không phải không có duyên cớ, các Như Lai tỏ lộ mỉm cười". Rồi Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

(Lúc đó, Đức Phật giải thích:)

Thuở xưa, này Ānanda, tại địa điểm này, có một thành phố phồn thịnh, giàu có và dân cư đông đúc. Tại thành phố ấy, này Ānanda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở gần đây. Này Ānanda, Gavesī là một nam cư sĩ của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nhưng không giữ giới. ”

Rồi này Ānanda, có khoảng 500 nam cư sĩ được cư sĩ Gavesī thuyết pháp và khích lệ, các người này giữ giới luật không được viên mãn. Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī suy nghĩ như sau: "Ta giúp đỡ rất nhiều 500 vị nam cư sĩ này. Ta đi trước, ta khích lệ họ, nhưng ta không giữ giới. Như vậy là đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn". Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī đi đến 500 nam cư sĩ ấy; sau khi đến, nói với 500 nam cư sĩ ấy như sau: "Này các Tôn giả, bắt đầu từ hôm nay, ta sẽ thọ trì viên mãn các giới luật.”

Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Gavesī đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước, đã khích lệ chúng ta. Tôn giả Gavesī sẽ gìn giữ viên mãn các giới luật. Tại sao chúng ta lại không như vậy?". Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến nam cư sĩ Gavesī; sau khi đến, nói với nam cư sĩ Gàvesi: "Bắt đầu từ hôm nay, thưa Tôn giả Gavesī, chúng tôi sẽ thọ trì viên mãn các giới luật".”

Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī suy nghĩ như sau: "Ta giúp đỡ rất nhiều cho 500 nam cư sĩ này, ta đi trước, ta khích lệ họ. Và năm trăm nam cư sĩ này gìn giữ viên mãn các giới luật, như vậy là đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn". Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī đi đến 500 nam cư sĩ ấy; sau khi đến, nói với 500 vị nam cư sĩ ấy như sau: "Bắt đầu từ ngày hôm nay, này các Tôn giả, ta sẽ thọ trì Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt".

Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Gavesī giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước và khích lệ chúng ta. Và Tôn giả Gavesī sẽ hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt. Tại sao chúng ta lại không như vậy?". Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến nam cư sĩ Gavesī; sau khi đến, nói với nam cư sĩ Gàvesi: "Bắt đầu tư hôm nay, thưa Tôn giả Gavesī, chúng tôi sẽ thọ trì Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ".”

Rồi nam cư sĩ Gavesī suy nghĩ như sau: "Ta giúp đỡ rất nhiều cho 500 nam cư sĩ này, ta đi trước, ta khích lệ họ. Ta giữ gìn viên mãn trong các giới luật, 500 nam cư sĩ này giữ gìn viên mãn trong các giới luật. Và ta hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt. Và 500 nam cư sĩ này hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt. Như vậy là đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn". Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī đi đến 500 nam cư sĩ ấy; sau khi đến, nói với 500 vị nam cư sĩ ấy như sau: "Bắt đầu từ ngày hôm nay, này các Tôn giả, ta sẽ ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời".

Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Gavesī giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước và khích lệ chúng ta. Tôn giả Gavesī sẽ ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ phi thời. Tại sao chúng ta lại không như vậy?". Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến nam cư sĩ Gavesī; sau khi đến, nói với nam cư sĩ Gàvesi: "Bắt đầu tư hôm nay, thưa Tôn giả Gavesī, 500 nam cư sĩ này sẽ thọ trì ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời".”

Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī suy nghĩ như sau: "Ta giúp đỡ cho 500 nam cư sĩ này rất nhiều. Ta đã đi trước và khích lệ họ. Nay ta giữ gìn viên mãn trong các giới luật, 500 nam cư sĩ này giữ gìn viên mãn trong các giới luật. Ta hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ, 500 nam cư sĩ này hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Ta ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. 500 nam cư sĩ này cũng ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Như vậy là có sự đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn".

Rồi này Ānanda, Tôn giả Gavesī đi đến Thế Tôn Kassapa; bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đến, bạch với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: “Bạch Thế Tôn, xin cho con xuất gia với Thế Tôn, xin cho con thọ đại giới.” Rồi này Ānanda, nam cư sĩ Gavesī được xuất gia với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, được thọ đại giới.

Này Ānanda, Tỷ-kheo Gavesī sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, vị này ngay trong hiện tại tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú. Và vị ấy xác chứng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các điều nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Từ lúc đó, này Ānanda, Tỷ-kheo Gavesi là một trong số các vị Arahant.

Và này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo Gavesī giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước và khích lệ chúng ta. Nay Tôn giả Gavesī đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tại sao chúng ta lại không như vậy?" Rồi này Ānanda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đến, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: “Bạch Thế Tôn, xin cho chúng con xuất gia với Thế Tôn, xin cho chúng con thọ đại giới”. Và này Ānanda, năm trăm nam cư sĩ ấy được xuất gia với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, được thọ đại giới.

Rồi này Ānanda, Tỷ-kheo Gavesī suy nghĩ như sau: "Ta đã chứng được vô thượng giải thoát này không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức. Mong rằng 500 vị Tỷ-kheo ấy có thể chứng minh được vô thượng giải thoát này không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức".

Rồi này Ānanda, 500 vị Tỷ-kheo ấy sống an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, không bao lâu, các vị ấy chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, các vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú. Và các vị ấy xác chứng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc phải làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Như vậy, này Ānanda, 500 vị Tỷ-kheo ấy, do Gavesī cầm đầu, trong khi tinh tấn đạt đến những gì cao hơn nữa, những gì tối thắng hơn nữa, đã chứng ngộ vô thượng giải thoát. Do vậy, này Ānanda, cần phải học tập như sau:

Hãy tinh tấn để đạt đến những gì cao hơn nữa, tối thắng hơn nữa, chúng ta sẽ chứng ngộ vô thượng giải thoát

Giờ đây, quý vị cũng nên lắng nghe lời dạy của Đức Phật, hành thiền và nỗ lực cho các giai đoạn thanh tịnh ngày càng cao hơn. Nếu quý vị có thể thực hiện được các tiến bộ to lớn dễ dàng trong việc hành thiền, quý vị không nên ngã mạn và dừng lại trong chốc lát mục tiêu tầm cầu bậc thánh, vì nó mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Mặt khác, nếu quý vị không thể thực hiện các tiến bộ to lớn trong việc hành thiền, quý vị cũng không nên thất vọng. Tiến bộ trong hành thiền nhanh hay chậm là tùy thuộc vào ba-la-mật quá khứ của hành giả, sự chín mùi của các căn và nỗ lực hiện tại. Quý vị nên nhớ rằng thiền không phải là một cuộc tranh đua và không nên tranh đua giữa chính quý vị. Nghĩ rằng pháp hành của quý vị thì thù thắng hơn người khác là ngã mạn, nghĩ rằng pháp hành của quý vị thì ngang bằng với người khác cũng là ngã mạn, nghĩ rằng pháp hành của quý vị thì thấp kém hơn người khác cũng là ngã mạn. Trong việc hành thiền chỉ có chính quý vị làm thanh tịnh giới, tâm và kiến là quan trọng. Với điều kiện quý vị hết sức chân thành thực hành thiền thì quý vị đang tiến bộ theo cách nhanh nhất mà quý vị có thể làm được.

Khi quý vị hành thiền, quý vị nên thiền với tâm không chấp thủ. Nếu quý vị thực hành tam học Giới, Định và Tuệ vốn dẫn đến sự không chấp thủ, sự tan ảo tưởng và sự giải thoát bằng một tâm tràn đầy chấp thủ, thời lúc đó quý vị không thể thành tựu được mục tiêu bậc thánh. Ngược lại, quý vị càng thực hành, quý vị càng tiến đến mục tiêu. Vì vậy, trách nhiệm của quý vị chỉ là thực hành bằng toàn bộ nhiệt huyết với sự kính trọng tột cùng đối với Pháp Bảo, và để kết quả tự nó đi đến theo đúng luật nhân quả. Điều này được Đức Phật miêu tả trong Tăng Chi Bộ Kinh:

Này các Tỷ-kheo, có ba việc cấp thiết này, người nông phu gia chủ cần phải làm. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, sau khi mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, liền mau lẹ gieo hạt giống, sau khi mau lẹ gieo hạt giống, liền mau lẹ cho nước vô, cho nước ra. Này các Tỷ-kheo, đây là ba việc cấp thiết mà người nông phu gia chủ cần phải làm.

Người nông phu gia chủ ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): "Hôm nay lúa của ta được mọc lên, ngày mai chúng sẽ trổ hạt, ngày kế tiếp chúng sẽ chín". Không, chính do mùa vụ làm điều này.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba công việc cấp thiết này Tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba? Chấp hành tăng thượng giới học, chấp hành tăng thượng định học, chấp hành tăng thượng tuệ học. Ba công việc cấp thiết này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm.

Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): "Hôm nay, tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, ngày mai cũng vậy, ngày kế tiếp cũng vậy". Không, do đúng thời mà tâm vị ấy được giải thoát, vì vị ấy đã tu tập qua tam học này.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tam học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

Lại nữa, trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật dạy rằng có bốn loại tiến bộ, đó là, hành nan đắc trì (tu tập khó khăn mà đắc chậm), hành nan đắc cấp (tu tập khó khăn mà đắc nhanh), hành dị đắc trì (tu tập dễ mà đắc chậm) và hành dị đắc cấp (tu tập dễ mà đắc nhanh). Tuy nhiên nếu quý vị là người hành nan đắc trì thì quý vị không nên chán nản vì quý vị vẫn đang tiến bộ. Một điều tồi tệ hơn việc chậm tiến bộ là không thích thú trong việc hành thiền, vì một người không hành thiền sẽ không có chút tiến bộ nào.

Quý vị có nghĩ rằng ngoài tam học Giới, Định và Tuệ được Đức Phật giảng dạy, có còn con đường nào khác có thể dẫn dắt quý vị kết thúc vòng sanh tử luân hồi hay không? Không, không còn con đường nào khác cả. Bởi vì không có hành thiền, người đó sẽ không có được trí tuệ như lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú câu 282:

282. "Tu thiền, trí tuệ sanh,
Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.
Biết con đường hai ngả
Ðưa đến hữu, phi hữu,
Hãy tự mình nỗ lực,
Khiến trí tuệ tăng trưởng."

Vì Tam học Giới, Định, Tuệ là con đường duy nhất đưa đến sự giải thoát, quý vị không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ hành thiền, hành thiền và hành thiền. Quý vị nên, ngoại trừ lúc ngủ, hành thiền liên tục. Quý vị nên cố gắng chánh niệm nhiều đến mức có thể. Không để bất kỳ một nỗ lực hướng đến nhân lành nào được lãng phí. Nếu quý vị hành thiền trong một giờ với thái độ đúng đắn quý vị đã đạt được một giờ ba-la-mật. Nếu quý vị hành thiền trong một ngày, một tháng, một năm hay hơn nữa, quý vị đã tích lũy ba-la-mật đến cùng mức độ như quý vị đặt nỗ lực tiến lên phía trước. Quý vị càng hành thiền với thái độ đúng đắn, tâm của quý vị sẽ càng thanh tịnh và phiền não của quý vị sẽ dần suy kiệt như lời Đức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ Kinh:

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ mộc hay đệ tử người thợ mộc, khi nhìn vào cán búa thấy dấu các ngón tay và dấu các ngón tay cái. Vị ấy không có thể biết được như sau: "Hôm nay, từng ấy cán búa của ta bị hao mòn; hôm nay từng ấy, các ngày khác từng ấy". Nhưng vị ấy biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo chí tâm trong sự tu tập không có biết như sau: "Hôm nay, từng ấy lậu hoặc của ta được hao mòn, hôm qua từng ấy, các ngày khác từng ấy". Nhưng vị ấy biết được các lậu hoặc được hao mòn trên sự hao mòn các lậu hoặc.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một chiếc thuyền đi biển có đầy đủ cột buồm và dây buồm, bị mắc cạn sáu tháng do thiếu nước trong mùa khô; các cột buồm và dây buồm bị gió và mặt trời làm hư hỏng, rồi bị nước mưa đổ xuống trong mùa mưa, chúng trở thành yếu và hư nát.

Vì thế, quý vị không cần phải lo khi nào quý vị sẽ chứng ngộ Niết-bàn. Với điều kiện quý vị tiếp tục đi đúng hướng, chắc chắn quý vị sẽ chứng đắc mục tiêu cao quý của mình vào một ngày tương lai. Hơn nữa, hiểu biết về Tứ Thánh Đế là việc rất xứng đáng để theo đuổi. Tại sao vậy? Quý vị có thể hiểu điều đó từ lời Đức Phật dạy trong Tăng Chi Bộ Kinh sau:

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người tuổi thọ đến một trăm năm, mạng sống đến một trăm năm. Có người đến nói với người ấy: "Này Ông, vào buổi sáng, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi trưa, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi chiều, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Này Ông, như vậy mỗi ngày Ông bị đâm ba trăm cây thương, với tuổi thọ đến một trăm năm, với mạng sống đến một trăm năm. Sau một trăm năm, Ông sẽ được giác ngộ bốn Thánh đế trước kia chưa được giác ngộ".

Này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử hiểu biết nghĩa lý (atthavasikena) có thể chấp nhận chăng? Vì sao? Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân hồi, khởi điểm không thể nêu rõ, đối với (những đau khổ) do bị thương đâm, do bị kiếm chém, do bị búa chặt. Dầu vậy đi chăng nữa, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng nhờ khổ và ưu mà bốn Thánh được chứng ngộ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng nhờ lạc và hỷ mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".”

Để minh họa thêm lý do tại sao điều đáng giá là việc thực hành tam học Giới, Định, Tuệ, tôi sẽ trích dẫn một bài Kinh khác từ Tương Ưng Bộ Kinh.

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anāthapiṇḍika. Rồi Thế Tôn lấy lên một ít bụi trên đầu móng tay rồi gọi các Tỷ-kheo: “Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì nhiều hơn, một ít bụi mà Ta lấy lên trên đầu ngón tay này, hay là quả đất lớn này?

Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này. Ít hơn là một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh quả đất lớn với một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay.”

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại, không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức bảy lần tái sanh là nhiều nhất.

Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỷ-kheo, là pháp minh kiến; như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn.

Vì thế, mỗi hành giả nên cố gắng hết sức mình để chứng ngộ ít nhất là đạo và quả Nhập Lưu. Nếu vị ấy thành công trong việc chứng ngộ chúng thì sự tái sanh quý giá là được làm người và cơ hội hiếm có là được nghe Chánh Pháp không bị tiêu phí vô ích. Vị ấy sau đó sẽ không bị tái sanh vào bốn đường ác đạo, đó là, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và asura và chắc chắn sẽ được chứng ngộ giải thoát tối hậu trong tương lai.

Ngay cả chỉ để đạt được thành công của thế gian, người đó phải làm việc chăm chỉ. Còn nói gì đến sự chứng ngộ siêu thế tột bậc?Chắc chắn cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Quý vị nên nhớ rằng ngay cả một số vị đại đệ tử của Đức Phật đã phải thực hành rất chuyên cần để chứng đắc sự giải thoát. Ví dụ, Tôn giả Ratthapala đã tu tập mười hai năm mà trong Kinh Ratthapala của Trung Bộ Kinh miêu tả là “chẳng bao lâu”; Tôn Giả Rahula con trai duy nhất của Đức Phật cũng phải nỗ lực mười ba năm trước khi chứng đắc quả vị A-la-hán. Và chúng ta là ai mà thất vọng với việc hành thiền chỉ sau vài ngày hay vài tháng tu tập? Để chứng đạt những lợi ích siêu thế, chúng ta cần phải đặt nỗ lực lớn nhất, như lời Đức Phật dạy trong Phẩm Nidāna của Tương Ưng Bộ Kinh.

Này các Tỷ-kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng. Này các Tỷ-kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng. Ðáng được tán thán, này các Tỷ-kheo, là Phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Ðạo Sư. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn lên để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Có vậy, sự xuất gia này của chúng ta sẽ không phải là trống không mà là có kết quả, có thành tích. Và những vật dụng chúng ta thọ dụng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh, dầu cho những thứ này là khiêm tốn, đối với chúng ta sẽ là quả rất lớn, có lợi ích rất lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập. Này các Tỷ-kheo, thấy được tự lợi là vừa đủ để tinh tấn không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, khi thấy lợi tha là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, thấy lợi cả hai, là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật.

Như vậy, vì sự lợi ích của bản thân và của những người khác, chúng ta phải tiếp tục phấn đấu cho sự tầm cầu bậc thánh bằng sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc cho đến hơi thở cuối cùng.

Bây giờ, hãy để tôi kết thúc bài pháp bằng một câu kệ từ Kinh Pháp Cú:

111. "Ai sống một trăm năm,
Ác tuệ, không thiền định.
Không bằng sống một ngày,
Có tuệ, tu thiền định.
"

Cầu mong quý vị sống một cuộc đời có giới hạnh, trí tuệ và tu thiền.



Persevere in the Noble Quest


Let me begin today’s talk with a sutta from the Aṅguttara Nikāya called Gavesi, the Seeker:
Once the Exalted One, with a great following of bhikkhus, was touring among the Kosalans.
And as the Exalted One went along the highway he saw a place where grew a big grove of sal trees; and seeing it there, he moved down from the road and went towards it and made his way among the trees; and at a certain place he smiled.
Now the Venerable Ānanda thought: ‘What is the reason that makes the Exalted One show a smile? Not for nothing do Tathāgatas smile.’ And the Venerable Ānanda asked him concerning the matter…
(Then said the Exalted One:)
At this place, Ānanda, in olden time there was a rich and flourishing city thronged with many people; and by the city, Ānanda, there dwelt the Exalted One, Kassapa, Arahant, Fully Enlightened One; and Gavesi was a lay-disciple of the Exalted One, Kassapa, but he kept not the moral precepts.
Now because of Gavesi there were about five hundred who testified and were stirred to discipleship, but they kept not the moral precepts. Thought he: “I have greatly served these five hundred lay-disciples, being the first to move and bestir myself; yet I keep not the moral precepts nor do these five hundred others. This is a levelling of levels, leaving no whit of a more. Come now, I am for something more!” So Gavesi went up to the five hundred and said: “Know, good sirs, from today that I keep the moral precepts.”
Then, Ānanda, those five hundred thought to themselves: “Verily, Master Gavesi has greatly served us, being first to move and bestir himself, and this same Master Gavesi will now keep the moral precepts; why then not we too?” Then went those five hundred lay-disciples to Gavesi and told him that they too henceforth would keep the moral precepts.
Again…thought Gavesi: “This also is a levelling of levels, leaving no whit of a more; I am for something more!” and went and told them, saying: “Know, sirs, from today I follow the celibate’s life, the life remote, giving up sex-life, common among men.” Then thought those others… “Why not we too?” and did likewise.
Again…thought Gavesi: “This also is a levelling of levels, leaving no whit of a more; I am for something more!” and went and told them, saying: “Know, sirs, from today I am a one-mealer and abstain from night-eating, giving up eating at wrong times.” Then thought those others… “Why not we too?” and did likewise.
Now the lay-disciple Gavesi considered thus: “I have greatly served these five hundred lay-disciples, being the first to move and bestir myself; I have kept the moral precepts, and now they too have done this; I have followed the life remote, giving up sex-life, and now they too have done this; I have become a one-mealer, giving up eating at wrong times, and now they too have done this. This is indeed a levelling of levels, leaving no whit of a more. Come now, I am for something more!”
And, Ānanda, the lay-disciple Gavesi went to the Exalted One, Kassapa, Arahant, Fully Enlightened One, and, having come, said to him: “Lord, grant that I may go forth beside the Exalted One; grant me full acceptance! – and Gavesi, the lay-disciple, obtained permission to go forth beside Kassapa, the Exalted One, Arahant, Fully Enlightened One; he obtained full acceptance.
Now not long after his acceptance, Ānanda, Gavesi the bhikkhu, living alone, withdrawn, zealous, ardent, resolved, entered into and abode in that unsurpassed goal of the holy life, visible here and now, realizing it by his own knowledge – that goal for the good of which clansmen’s sons rightly go forth from the home to the homeless life – and he declared: Destroyed is birth, lived is the holy life, done is what had to be done, there is no more of this or that state.
Thereafter, Ānanda, the bhikkhu Gavesi was numbered among the Arahants.
Then thought those five hundred lay-disciples: “Master Gavesi has done us a great service, he is first to move and bestir himself; and now he has had his hair and beard shaved off, donned the yellow robe, and goes forth from the home to the homeless life; why then not we too?” And those five hundred lay-disciples, Ānanda, went and begged the Exalted One, Kassapa, saying: “Grant, lord, that we may go forth beside the Exalted One; grant us full acceptance! – and those five hundred obtained permission…
Then thought the bhikkhu Gavesi: “I, verily, can obtain this unsurpassed bliss of liberation at will, easily, and without difficulty; could these five hundred bhikkhus obtain this bliss in like manner?”
Ānanda, those five hundred bhikkhus abode alone, withdrawn, zealous, ardent, resolved; and, not long after, entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life, visible here and now, realizing it by their own knowledge – that goal for the good of which clansmen’s sons rightly go forth from the home to the homeless life – and they declared: Destroyed is birth, lived is the holy life, done is what had to be done, there is no more of this or that state.
Thus verily, Ānanda, those five hundred bhikkhus with Gavesi at their head, in striving from higher things to higher, from sublime to sublime, came to realise a liberation, above which there is no higher.
Wherefore, Ānanda, train yourselves in this way: From higher to higher, from sublime to sublime, we will strive and will come to realise the liberation, above which there is no higher.’
Now, you too should hearken to the Buddha’s words, and meditate and strive for higher and higher stage of purification. If you are able to make great progress easily in meditation, you should not be conceited, and stop short of the goal of noble quest, for which sons of good family rightly go forth from the home to the homeless life. If you are, on the other hand, unable to make great progress easily in meditation, you should not be disappointed either. How fast a meditator makes progress in meditation depends on his past pāramis, maturity of his faculties and present effort. You should remember that meditation is not a competition, and should not compete among yourselves. To think that your practice is superior to that of others is pride, to think that your practice is equal to that of others is pride, and to think that your practice is inferior to that of others, too, is pride. In meditation only your own purifications of virtue, mind and view are important. As long as you are sincerely practising meditation to your best you are making progress in the fastest way that you can do.
When you meditate you should meditate with a detached mind. If you practise the threefold training of virtuous conduct, concentration and wisdom which leads to detachment, disenchantment and liberation with a mind full of attachment, then it is impossible for you to achieve the noble goal. Contrary to that, the more you practise the farther you are moving away from the goal. Thus, your responsibility is just to practise wholeheartedly with utmost respect for the Dhamma, and let the results thereof come by themselves in accordance with the law of cause and effect. This is well described by the Buddha in the Aṅguttara Nikāya:
Bhikkhus, there are these three urgent duties of a yeoman farmer. What three?
Herein, bhikkhus, the yeoman farmer gets his field well ploughed and harrowed very quickly. Having done so he puts in his seed very quickly. Having done that he lets the water in and turns it off very quickly. These are his three urgent duties.
Now, bhikkhus, that yeoman farmer has no such magic power or authority as to say: “Let my crops spring up today. Tomorrow let them ear. On the following day let them ripen.” No. It is just the due season which makes them do this.
In the same way there are these three urgent duties of a bhikkhu. What three? They are the undertaking of the training in the higher morality, in the higher mind and in the higher insight. These are his three urgent duties.
Now, the bhikkhu has no such magic power or authority as to say: “Today, let my mind be released from the taints without grasping, or tomorrow, or the following day.” No. It is just the due season which releases his mind, as he undergoes the training in these three.
Wherefore, bhikkhus, thus must you train yourselves: Keen shall be our desire to undertake the training in this threefold training. That is how you must train yourselves.’
Again, in the Aṅguttara Nikāya the Buddha says that there are four modes of progress, namely, the painful mode of progress with sluggish penetration, the painful mode of progress with swift penetration, the pleasant mode of progress with sluggish penetration, and the pleasant mode of progress with swift penetration. It is, of course, the best if you are one who has the pleasant mode of progress with swift penetration. If, however, you are one who has the painful mode of progress with sluggish penetration, you should not be disheartened, as you are still making progress. A thing worse than making slow progress is not to take delight in meditation, because for a person who does not meditate there will be no progress at all.
Do you know, save the threefold training of virtuous conduct, concentration and wisdom taught by the Buddha, any other way which can lead you to the end of the round of rebirths, the end of suffering? No, there is none. Because without meditation one cannot gain wisdom, as said by the Buddha in the Dhammapada, verse 282:
Verily, from meditation arises wisdom. Without meditation wisdom wanes. Knowing this twofold path of gain and loss, let one so conduct oneself that wisdom may increase.’
Since the threefold training of virtuous conduct, concentration and wisdom is the only way leading to liberation, you have no other choice but just to meditate, and meditate, and meditate. You should, except sleeping hours, meditate continuously. You should try to be mindful as far as you can. Not a single effort put forth for a good cause is wasted. If you meditate for an hour with proper attitude you have gained an hour of pāramis. If you meditate for a day, a month, a year, or longer you have accumulated pāramis to the same extent as you put forth your effort. The more you practise with proper attitude the purer your mind will be, and your defilement is gradually wearing away, as described by the Buddha in the Aṅguttara Nikāya:
Just as a carpenter or carpenter’s assistant sees on his adze-handle the marks made by his fingers and thumb, but does not thereby have the knowledge, “So much of the adze-handle was worn away by me today, so much yesterday, so much at another time, ” but merely has the knowledge that it is being worn away by its wearing away; in the same way, bhikkhus, a bhikkhu living devoted to the practice of mind-development does not have the knowledge, “So much of the taints was worn away today, so much yesterday, so much at another time.” But he has the knowledge that they are being worn away by their wearing away.
Just as a sea-going boat, stranded for six months on the shore by the tide in the winter, has its rigging spoilt by wind and sun, and then, warped by a shower of rain in the rainy season, easily weakens and rots away; in the same way, bhikkhus, for a bhikkhu living devoted to the practice of mind-development, the fetters easily weaken and rot away.’
Thus, you need not worry about when will you attain Nibbāna. As long as you keep on going in the right direction, you will attain the noble goal some day in the future, certainly. Furthermore, to know the Four Noble Truths is the very thing worthy of pursuit. Why? You can understand it from what the Buddha says in the Saṁyutta Nikāya, as follows:
Suppose, bhikkhus, a man whose life-span is a hundred years, who would live a hundred years, and they were to say to him: “Come, good, man, in the morning they will strike you with a hundred spears and again at midday and in the evening. Now, good man, you whose life-span is a hundred years, who will live a hundred years, being struck daily with three hundred spears, at the end of the hundred years will penetrate the Four Noble Truths not penetrated before.”
Even if it were to happen like that a son of good family, bhikkhus, influenced by what is of value, might well undergo the ordeal. For what reason? Unimaginable, bhikkhus, is the beginning of the round of rebirths. A starting point is not evident of the suffering endured from blows by spears, swords and axes. But, bhikkhus, I do not say that the penetration of the Four Noble Truths is accompanied by suffering and grief, it is accompanied by pleasure and happiness, I say. Therefore, bhikkhus, to realise, “This is suffering, ” an effort must be made. To realise, “This is the cause of suffering, ” an effort must be made. To realise, “This is the cessation of suffering, ” an effort must be made. To realise, “This is the way leading to the cessation of suffering, ” an effort must be made.’
In order to illustrate further as to why it is worthwhile to spend our whole life to practise the threefold training of virtuous conduct, concentration and wisdom, I shall quote another sutta from the Saṁyutta Nikāya:
At one time the Exalted One was staying near Sāvatthi, at the Jeta Grove in Anāthapiṇḍika’s monastery. Then the Exalted One, taking up a little dust on the tip of his nail, said: ‘What do you think, bhikkhus, which is greater? This little dust on the tip of my nail or the great earth?’
This great earth is surely greater, Sir. Compared with it the little dust does not amount to a hundredth part, a thousandth part, a hundred thousandth part, set beside the great earth.’
Even so, bhikkhus, for a noble disciple who has right view, for a person possessing realisation, this is the greater suffering: that which is completely finished and exhausted. Insignificant is what is left over set beside the former heap of suffering that is completely finished and exhausted; it does not amount to a hundredth part, a thousandth part, a hundred thousandth part, because he will be born again merely seven times at the most.
So great a gain, bhikkhus, is realisation of the Dhamma; so great a gain is to obtain Dhamma-vision.’
Thus, every meditator should try his best to attain at least the path and fruition of stream-entry. If he succeeds in attaining them then his precious birth as a human being and the rare opportunity of hearing the true Dhamma are not spent in vain. He will then be no longer subject to rebirth in any of the four woeful states, namely, hell, animal world, peta world, and asura world, and will surely attain final liberation in future.
Even just to attain worldly success one has to work hard. What then to be said of the lofty attainment of supramundane state? Certainly much more effort is needed. You should remember that even some great disciples of the Buddha had to practise very hard to attain liberation. For example, the Venerable Ratthapala practised for twelve long years which is described in the Ratthapala Sutta of the Majjhima Nikāya as ‘before long’; the Venerable Rahula, the Buddha’s only son, too, had to strive for thirteen years before his attainment of Arahantship. And who are we to be disappointed with meditation after just a few days or a few months of practice? To attain the lofty supramundane benefit we need to put forth the greatest effort, as what the Buddha says in the Nidāna-Vagga of the Saṁyutta Nikāya:
It is not by that which is low, bhikkhus, that the highest is attained; it is by the highest that the highest is attained. Most excellent is the holy life. The Teacher has come to you face to face. Therefore stir up energy, bhikkhus, to gain what had not been gained, to attain what has not been attained, to realise what has not been realised. Then this our living the world will not prove a barren thing, but fruitful and productive of results. So too, the requisites that we enjoy – robe, alms, lodging, medicine in sickness – trifling as they are, will be very fruitful for us, very profitable. For thus, bhikkhus, you must train yourselves: perceiving his own benefit a man should exert himself tirelessly, perceiving the benefit to others, he should exert himself tirelessly, perceiving the benefit to both he should exert himself tirelessly.’
Thus, for our own benefit and that of others we must continue to strive in this noble quest with perseverance, and never give up until our last breath in this life.
Now, let me end my talk with a verse from the Dhammapada:
Though one should live a hundred years without wisdom and control, yet better, indeed, is a single day’s life of one who is wise and meditative.’
May you live a virtuous, wise and meditative life.

Tuesday, July 6, 2010

Bài Pháp về Sự Tiến Bộ / Sự Phát Triển


Trước khi bắt đầu, tôi xin chúc quý vị có được năm mới 2009 hạnh phúc. Ngày đầu năm mới thường là ngày mà rất nhiều người gọi là "ngày quyết định". Quý vị đã bao giờ có những ngày quyết định chưa? Nếu có, Tôi hy vọng quý vị đã thực hiện chúng theo cách có liên hệ đến việc chứng đạt Tuệ Đạo và Quả. Hôm nay cũng là ngày thích hợp nhất cho mọi người suy ngẫm về những tiến bộ mà một người đã làm và chưa làm trong năm qua. Điều này đem đến cho tôi dịp được nói những gì mà tôi mong muốn nói với quý vị vào một ngày tốt đẹp như ngày hôm nay.
Chúng ta hãy gọi chủ đề của bài pháp vào ngày đầu năm mới 2009 đơn giản là "sự tiến bộ". Nó cũng có thể được gọi bằng cách khác là "sự phát triển", nhưng chúng ta sẽ gọi nó là "sự tiến bộ" cho sự hiện thân của thời gian. Nếu tôi hỏi tất cả quý vị nếu quý vị muốn có sự tiến bộ, tất cả quý vị sẽ nói gì hả? "Tất nhiên chúng tôi muốn!" Đó là câu trả lời, có đúng không? Đúng vậy. Vậy loại tiến bộ nào mà chúng ta mong muốn? Vậy loại tiến bộ nào mà tất cả chúng ta có thể gọi là sự tiến bộ thật sự? Bởi vì ngày nay có rất nhiều, và rất nhiều loại tiến bộ trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta nên biết loại tiến bộ nào mà chúng ta thật sự muốn và thật sự cần. Loại "tiến bộ" nào mà Đức Phật của chúng ta đã đề cập đến? Trước khi chúng ta đi vào bài pháp về "sự tiến bộ", trước hết chúng ta hãy đảnh lễ Đức Phật của chúng ta, Đấng Giác Ngộ hoàn toàn.
Trong thế giới này của chúng ta có một cái được gọi là ñāti vuddhi, "tiến bộ của quyến thuộc". Nhưng loại "tiến bộ" đó không phải là loại tiến bộ thật sự mà Đức Phật của chúng ta đề cập. Cũng có một quan điểm trái ngược của sự tiến bộ đó là "sự suy đồi của quyến thuộc", nó cũng không phải là những gì mà Đức Phật đề cập đến. Có một dạng khác của sự tiến bộ đó là "của cải/giàu có", mà cụm trong Pāli là "bhoga vuddhi". Đức Phật cũng không nhìn nhận "bhoga parihāni", sự suy thoái của giàu có, là một sự suy thoái thật sự. Và một loại tiến bộ khác được biết đến là "yaso vuddhi", tiến bộ trong việc có nhiều bè bạn/mối quan hệ. Một lần nữa, cũng không phải điều này hoặc điều trái ngược nó - "yaso parihāni" - được Đức Phật chấp thuận như sự tiến bộ /suy thoái thật sự các mối quan hệ.
Ngày nay, trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta có rất nhiều người chỉ hướng đến sự tiến bộ trong việc tích trữ của cải và tài sản. Tuy nhiên, Đức Phật của chúng ta đã bao giờ nhìn nhận điều đó như một sự thật không, tất cả những tiến bộ mà những người này có được một cách đầy tham muốn? Không, Ngài không bao giờ nghĩ như vậy! Và khi, sự tích lũy của cải và tài sản bắt đầu xuống dốc, kết quả là rất nhiều nỗi buồn và sự than van, Đức Phật đã bao giờ nhìn nhận sự mất mát này như sự mất mát thật sự không? Thậm chí điều này như là một sự đau khổ không thể nào chịu đựng được, Đức Phật chưa bao giờ cho rằng đó là một sự suy thoái thật sự.
Khi thân quyến của một người làm những điều hay và trở nên thành công và giàu có, người ấy hoan hỷ vì "sự thành tựu" đó. Khi thân quyến của một người đạt đến địa vị cao, thứ hạng cao và tầng lớp cao, người ấy có được niềm tự hào lớn lao mà họ gọi là "thành tựu". Tuy nhiên, Đức Phật chưa bao giờ nhìn nhận những thành tựu này là "sự tiến bộ". Và một lần nữa, khi thân quyến của chúng ta thấy sự giàu có đang xuống dốc, con người cảm thấy buồn khổ vì sự bất hạnh của họ và, nhiều người thậm chí nghĩ đó là sự kết thúc của thế giới, không còn gì để nói. Nhưng lúc ấy, Đức Phật của chúng ta cũng không gọi điều bất hạnh này là sự xuống dốc thật sự.
Một điều khác là con người thật sự khao khát được vây quanh bởi nhiều bạn bè và các mối quan hệ. Có đúng vậy không? Quý vị có muốn có nhiều bạn hay không có nhiều bạn? Vâng, Đức Phật chưa bao giờ nhìn nhận việc có nhiều bạn bè như là một sự tiến bộ thật sự. Đức Phật cũng không nhìn nhận việc mất bạn bè và các mối quan hệ như là sự mất mát thật sự. Trong trường hợp này, cái gì là tiến bộ thật sự? Quý vị không biết đúng không? Cái gì hoặc lĩnh vực gì chúng ta nên có sự tiến bộ thật sự? Đức Phật của chúng ta đã tuyên bố rằng sự tiến bộ thật sự chỉ là sự tiến bộ mà được làm nên bởi "trí tuệ". Bất cứ sự tiến bộ hoặc sự thoái bộ nào, nếu bản thân nó không đạt được hoặc mất đi trí tuệ khi ấy nó không phải là sự tiến bộ thật sự hay sự thoái bộ thật sự. Do vậy, chúng ta cần suy xét cái gì là "sự tiến bộ trong trí tuệ".
Giờ đây, mọi người trong chúng ta ở trong thế giới này, phát triển từng chút và từng bước từng bước một để trở thành người trưởng thành. Vì trong tâm mong muốn hạnh phúc cho chúng ta, cha mẹ của chúng ta nuôi dưỡng chúng ta và cho chúng ta sự giáo dục cần thiết của thế gian bằng cách gửi chúng ta đến trường học, họ làm vậy phải không? Chúng ta bắt đầu học ở nhà trẻ, lên đến tiểu học, lên đến phổ thông và, thậm chí học lên đại học. Tôi cho rằng có rất nhiều người trẻ trong số những thính giả ở đây hôm nay là những người đã tốt nghiệp đại học, có đúng vậy không? Đúng thế. Vậy, chúng ta có thể nói rằng họ là những người có được sự tiến bộ trong việc đạt được trí tuệ không? Quý vị chắc đang tự hỏi rằng nếu đây là một câu hỏi có tính đánh lừa do vậy quý vị sẽ nghĩ, "Cái gì mới là câu trả lời đúng?" Vậy hãy để tôi nói cho quý vị nghe về sự tiến bộ trong trí tuệ được Đức Phật đề cập đến mà không phải là loại trí tuệ này.
Trong suốt cuộc sống là Bồ Tát Thái Tử Siddattha, trong sự giàu sang của thế gian, Đức Phật của chúng ta đã giàu có mà không có một ai có thể so sánh. Quan hệ bạn bè, các mối quan hệ và tùy tùng thì Ngài không như chúng ta; Ngài luôn có sự thừa thải cho những thứ này. Đi sâu về quyến thuộc, Thái Tử Siddattha không thua kém bất kỳ một ai trong dòng dõi hoàng tộc Sakkyan. Vì thế, theo lệ thường, thế gian, xã hội và các mặt vật chất khác Bồ Tát Thái Tử đã đi đến một địa vị cao của "sự tiến bộ" mà không người nào có thể so sánh được, đúng thế không? Ngài hiển nhiên có "mọi thứ" mà theo lẽ thường thế gian, chúng ta luôn mong muốn và hy vọng có thể có!
Một lần nữa, bất cứ khi nào hoàng tộc chọn lựa một người trong số họ để kế vị, thì họ chọn những người có học vị, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt mà các ứng viên của họ có thể sở hữu. Khi lúc còn trẻ, Thái Tử Siddattha đã được sát hạch tất cả những thứ này, Ngài được nhìn nhận là người sở hữu tất cả những điều kiện tiên quyết nhất để trở thành một vị vua. Bởi vì Ngài đã tích lũy ba-la-mật trong vô số kiếp quá khứ, do vậy Thái Tử là một người tài giỏi ở bất cứ lĩnh vực nào thậm chí cả lĩnh vực mà Ngài chưa bao giờ được học. Ngài luôn vượt trội trong tất cả những điều cần thiết này vốn được Ngài chứng minh và thể hiện tuyệt vời.
Nhưng lúc đó, Bồ Tát của chúng ta đã từ bỏ và ra đi bởi vì Ngài xem tất cả những thứ này là tiến bộ thật sự hay, bởi vì Ngài không xem nó như là một sự tiến bộ thật sự? [Trả lời của người nghe: Bởi vì Ngài đã không xem nó là sự tiến bộ thật sự!] Do đó, nó không phải là một cơ sở lập luận mà Bồ Tát của chúng ta và những người có trí tuệ trong thời xa xưa mà sau này trở thành các ariyā (thánh nhân) đã từ bỏ những thành tựu thế gian đó, sự giàu sang, bạn hữu, địa vị xã hội, …, như thể tất cả chúng là nước bọt đúng không? Bây giờ tôi hỏi rằng nếu tất cả quý vị trong số những người thính pháp ở đây đang liếm, và nếm thứ nước bọt ghê gớm và gớm ghiết mà Bồ Tát và các bậc thánh nhân đã nhổ bỏ. Thế, quý vị có muốn ăn nước bọt mà những người khác đã nhổ bỏ không vậy? [Trả lời của người nghe: Thưa không, chúng con sẽ không!]. Đúng vậy, hãy nghĩ đến điều này! Nếu quý vị đến để thấy rằng chính bản thân của mình là những người đang ăn những cục đờm của nước bọt đã nhổ ra từ Bồ Tát và các bậc thánh nhân thời xưa, và nếu quý vị bắt đầu nhận thấy rằng cái gì là tiến bộ trong cuộc sống này một cách thật sự, khi ấy quý vị sẽ bắt đầu tích cực noi gương sự tu tập của Bồ Tát và các bậc thánh nhân thời xưa. Chỉ khi đó, quý vị sẽ có sự tiến bộ thật sự.
Bây giờ, paññāvuddhi (tiến bộ/phát triển = vuddhi của trí tuệ = paññā) điều mà Đức Phật đã dạy, cái gì là trí tuệ mà Ngài đang đề cập đến? Tác giả của những lời chú thích đã giải thích cụm từ paññāvuddhi cho những ai trong chúng ta, những người thấy khó khăn để hiểu nó. Một số người trong quý vị thật sự và thành thật mong muốn phấn đấu hướng đến việc có được sự tiến bộ thật sự nên biết loại trí tuệ nào mà nó là sự tiến bộ thật sự có thể tìm thấy.
Quý vị có đặt trí tuệ của mình vào sự tin tưởng tuyệt đối về nghiệp và quả của nghiệp? Chúng ta phải nhận thức thực tế rằng chúng ta thật may mắn vì đã được hình thành trong bào thai của người mẹ mộ đạo Phật của chúng ta và, bởi vì lòng tốt và sự hướng dẫn của cha mẹ, chúng ta đi đến chấp nhận rằng nếu chúng ta làm điều thiện (kusala) chúng ta sẽ gặt được kết quả thiện (kusala). Nếu chúng ta làm những việc bất thiện (akusala) - chắc chắn sau đó chúng ta sẽ gặt hái được quả dữ. Điều này chúng ta đã được dạy từ ngày còn trẻ đúng không? Nhưng…, xin hãy suy nghĩ cẩn thận - nếu chúng ta được hỏi liệu chúng ta có niềm tin vững vàng một cách thật sự vào kết quả của nghiệp hay không, câu trả lời của chúng sẽ như thế nào? Trong thực tế, thật sự chúng ta chưa đến được mức độ đó đúng không? Vì chúng ta được lớn lên trong những môi trường riêng, chúng ta hiểu và tin vào sự vận hành (kusala (thiện) và akusala (bất thiện)) của nghiệp. Tuy nhiên, nếu quý vị đã phải đối mặt với một sự đe dọa cuộc đời của mình cho việc không vứt bỏ niềm tin của mình về sự vận hành của nghiệp, quý vị sẽ hay sẽ không từ bỏ niềm tin đó? Nếu sự đe dọa là thật và cuộc đời của quý vị thật sự phụ thuộc vào nó, quý vị bỗng nhiên nhận thấy rằng quý vị có rất ít niềm tin vào nghiệp và quả của nó, có đúng không? Trong trường hợp đó, đức tin của quý vị không thể được gọi là "không lay chuyển" đúng không? Vì vậy, trừ phi niềm tin của quý vị là thứ mà quý vị sẽ không bao giờ từ bỏ, thậm chí điều này có nghĩa là quý vị sẽ bị hành hình vì việc gìn giữ niềm tin đó, thì chỉ lúc đó nó mới có thể được gọi là "không lay chuyển". Và chỉ lúc đó điều này có thể được gọi là sự tiến bộ thật sự đã đạt được. Sự tiến bộ thật sự của trí tuệ có thể đạt được thông qua sự có được trí tuệ trực tiếp từ bản thân về sự vận hành của nghiệp.
Vào thời điểm này, thính giả có thể chiêm nghiệm một cách nghiêm túc về nghiệp và quả của nó, Tôi muốn kể cho quý vị nghe vài điều về một trong số các thiền sinh của chúng tôi đã trải nghiệm khi ông ta (cô ta) đã nhìn về một trong các kiếp quá khứ của ông ta (cô ta), Chắc quý vị đã nghe về người bảo vệ (chư thiên) như chư thiên trong một ngôi nhà, một trường học hoặc một khu rừng, ….Và, trong một kiếp quá khứ của mình, thiền sinh của chúng tôi đã làm một chư thiên trong một ngôi nhà. Ông ta thật sự có thể nhìn thấy chính mình, rất rõ, và thường xuyên bay xung quanh nhà. Khi ông ấy cố gắng nhìn về nơi mà ông ta đã cư ngụ, hầu hết chúng đều là tầng nằm dưới mái nhà. Hiện diện trong một nhà của một gia đình phật tử, ông ta thường bày tỏ lòng tôn kính của mình mộ cách tôn trọng, chấp tay để đảnh lễ trước hình ảnh của Đức Phật ở trên bàn thờ trong ngôi nhà đó. Và khi thời gian qua đi, và cũng đến lúc ông ta từ bỏ kiếp sống đó, sự trói buộc mà ông ta đã phát triển trong ngôi nhà và hình ảnh của Đức Phật đã làm cho ông ấy mường tượng rằng ông ta đang đảnh lễ trước hình ảnh của Đức Phật. Vậy bây giờ đó là hình ảnh của kusala hay là của akusaka vậy? [câu trả lời của người nghe : Hình ảnh của kusala, thưa Ngài ]. Đúng thế. Và sau đó, ông ta đã thụ thai vào dạ con của một người phụ nữ trong ngôi nhà đó! Sự dính mắc là ngôi nhà, nhưng hình ảnh cuối cùng mà xuất hiện tức khắc trong đầu của ông ta trước lúc chết là anjalī của ông ấy đến Đức Phật. Đó là đối tượng kusala, điều đã đưa đến kết quả là sự thụ thai trong cõi người. Nếu như lễ bái Đức Phật một cách vui vẻ có thể dễ dàng đưa chúng ta đến một cõi an lành, tại sao chúng ta không nên gieo trồng hạt giống này thường xuyên hằng ngày?
Bây giờ, người phụ nữ trong ngôi nhà đó đã hạ sinh một đứa bé gái người đã phát triển lòng yêu thương yêu dành cho những con vật nuôi trong nhà. Tôi chắc chắn quý vị biết rằng những người yêu mèo luôn vuốt ve những con thú nuôi trong vòng tay yêu thương của họ như thế nào. Cô gái này cũng không ngoại lệ. Bởi vì cô ta đã phát triển lòng yêu thương dành cho con mèo của cô, lòng quyến luyến cũng trở nên mạnh hơn và mạnh hơn cuối cùng, khi cô ta chết vào lúc tuổi còn khá trẻ, ý nghĩ cuối cùng của cô ấy là con mèo của cô ta, và cô ta đã tái sinh thành một con mèo ở kiếp sau! Điều đó ra sao! Thật khủng khiếp đúng không?
Vậy, quý vị có nghĩ việc sở hữu chó, hoặc mèo, hoặc bất cứ con thú nuôi nào, hoặc côn trùng hoặc bất cứ con vật nào là việc làm có trí không? [Trả lời của người nghe: sẽ không có trí, thưa ngài.]. Quý vị nên cẩn trọng, rất cẩn trọng, thật vậy! Nếu quý vị nhìn những con chim đang hót một cách hạnh phúc và bắt đầu thích thú nó, điều này có thể rất nguy hiểm phải không? Chúng tôi, những tỳ-khưu ngụ trong rừng - cần phải đặc biệt cẩn thận. Những chú sóc bé nhỏ xinh xắn đang nhảy từ cây này sang cây khác, đang gậm nhấm những thức ăn thừa bỏ bên ngoài của chúng tôi, và làm những trò hề khác! Nếu chúng tôi nhớ và thưởng thức những cảnh "vui vẻ" này – và nếu, tình cờ, những hình ảnh này xuất hiện trong giây phút chết của chúng tôi! Hãy nghĩ kết quả như thế nào? Tôi rùng mình khi nghĩ về điều đó!
Nếu chúng ta thực sự bắt đầu nhận biết bản chất đặc biệt của sự vận hành của nghiệp, chúng ta cần sống cuộc đời của chúng ta với một sự cẩn trọng tối đa. Sự dính mắc hoặc lưu luyến đến bất cứ thứ gì hoặc bất cứ ai thì chắc chắn hết sức nguy hiểm! Không có một sự nghi ngờ nào về điều này.
Khi cô gái trẻ này ôm con mèo trong vòng tay của mình một cách yêu thương, lòng lưu luyến đó không phải bởi vì cô ta muốn trở thành một con mèo đúng không? Không, không phải vậy. Quý vị dẫn con chó hoặc chú chó con đi dạo cùng sợi xích bởi vì quý vị muốn trở thành con chó, đúng không? Tất nhiên là không! Tuy nhiên, quý vị có thể sẽ tái sinh làm một con chó nếu lòng quyến luyến của quý vị đến con chó của mình nghĩa là quý vị nghĩ đến nó vào phút giây chết của mình. Nếu đó là con mèo mà quý vị nghĩ đến vào giây phút chết của mình, quý vị sẽ chắc chắn tái sinh thành một con mèo.
Khi cô gái này bị tái sinh thành một con mèo trong một gia đình Đạo Phật mà ở đó có thói quen hằng ngày là cúng dường thực phẩm trước bức hình Đức Phật ở trên bàn thờ. Con mèo này đã không biết rằng những thức ăn được dâng cúng này là được làm cho Đức Phật và, nó đã trộm và ăn đồ cúng dường này. Bất cứ hình thức trộm cắp bởi một ai – con người hoặc con vật hoặc bất cứ dạng sống nào - đều là akusala, quý vị có đồng ý không? Nhưng một việc đã xảy ra, bất cứ khi nào con mèo trèo lên bàn thờ để lấy thức ăn, nó cũng vô tình có cơ hội nhìn thấy hình ảnh Đức Phật! Và sau đó, ngay lúc chết của nó, hình ảnh Đức Phật đã xuất hiện trong trí nhớ của con mèo. Điều này thật mỉa mai đúng không? Nhưng, nhưng akusala của con mèo thường ăn trộm thức ăn được cúng dường đến Đức Phật một cách tôn kính thì mạnh hơn kusala của việc nhìn thấy hình ảnh Đức Phật. Cho nên, bởi vì kusala của cô ta mà cô ta đã tái sinh thành một người con gái, bởi vì akusala của cô ta mà cô ta mà cô ta đã đi đến một hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Cuối cùng, trong kiếp sống đó, cô ta đã trở thành một người hầu thấp kém trong một gia đình. Tại đó, cô ta chuẩn bị những bữa ăn chu đáo cho gia đình. Nhưng chính bản thân cô ta, trong khoảng thời gian dài cô ta phải bị đói trong khi lén nhìn gia đình ấy ăn thức ăn của họ. Và thậm chí khi bữa ăn đã kết thúc, khi cô ta đã dọn rửa và dọn sạch mọi thứ, cô ta cũng không bao giờ được phép có những thức ăn thừa mà chỉ là một lượng thức ăn vừa đủ đế sống. Thật là một cuộc đời buồn và bất hạnh đối với cô gái này, quý vị có nghĩ vậy không? Quý vị phải nhìn nhận rằng quả mạnh hơn của nghiệp là do việc trộm và ăn thực phẩm đã dâng cúng đến Đức Phật.
Đó là tại sao tất chúng ta nên hết sức cẩn trọng về cơm, thực phẩm và những các vật dụng cần thiết được cúng dường đến Tam Bảo, đó là Phật, Pháp và Tăng, có phải không? Có thể chúng ta chấp nhận sự ngu dốt của một con vật trong sự việc này. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy nhiều trường hợp sơ suất trong hành vi thậm chí của con người, và điều này có thể rất nguy hiểm. Đó là kiến thức của tất cả những gì đã xảy ra trong các kiếp quá khứ của cô ấy điều đã làm cho thiền sinh này nhiều nỗi buồn và điều sầu khổ, Nhưng nó không phải là loại đau buồn và sầu khổ mà hầu hết các quý vị thính pháp hôm nay thường cảm nhận. Nỗi đau buồn và sầu khổ của cô ta là loại đau buồn và sầu khổ đi cùng với một cảm giác kinh cảm khủng khiếp (được biết như là samvega) khi một người bắt đầu nhận biết hoặc trải nghiệm bản chất thực sự không khả ái của sự hiện hữu. Nó là hình ảnh sâu sắc, chính điều này sẽ đưa đến hiểu biết về cách đặc biệt mà nghiệp luôn tác động đến mọi người – cho mọi người. Phấn đấu hướng đến chứng đạt được trí tuệ đó được gọi là sự phát triển về trí tuệ thật sự. Chỉ lúc đó, điều này được xem là paññāvuddhi, chứng đạt sự phát triển thật sự.
Và cũng có một hướng khác của sự phát triển trí tuệ mà nó được gọi là 'sự thông minh". Vì sự hạn chế của thời gian, tôi sẽ không đào sâu cách thực hành thiền ānāpānasati, cũng bởi vì quý vị đã được dạy bằng nhiều cách. Khi quý vị thực hành thiến ānāpānasati một cách hệ thống với sự chuyên cần, quý vị đạt được samādhi (định) và ánh sáng bắt đầu xuất hiện. Khi ánh sáng dần tăng trưởng, chúng sẽ nhập vào hơi thở là cái mà quý vị đang tập trung vào và khi quý vị nhìn vào ánh sáng, quý vị sẽ thấy được hơi thở, và khi quý vị nhìn vào hơi thở quý vị sẽ thấy ánh sáng.
Kinh điển nói rằng ánh sáng này là nimita (tướng). Nếu quý vị có thể giữ sự tập trung của mình vào nimita này trong thời gian khoảng 1 giờ, tướng này gọi là patibāgha nimita (tợ tướng) sẽ xuất hiện. Nếu định của quý vị có thể duy trì trên patibāgha nimita, điều đó có thể nói rằng quý vị đã đạt được một bậc thiền. Khi quý vị thực hành để thành tựu một bậc thiền, chẳng thể cho rằng quý vị đã có tiến bộ trong việc phát triển trí tuệ về một bậc thiền sao? Thưa có! Đức Phật của chúng ta đã thừa nhận rằng đây là những gì của sự phát triển thật sự - không phải là sự phát triển của sự giàu sang hay các mối quan hệ.
Chẳng phải đúng là cuộc sống của chúng ta sẽ bị kết thúc trước khi quá dài? [Thính giả: Đúng vậy, thưa Ngài.]. Việc tìm kiếm và tích lũy sự tăng trưởng giàu có, người quen, người thân và trí tuệ thế gian (trần tục) có bao giờ kết thúc? [Thính giả: Thưa không, bạch Ngài.]. Có bao giờ có một người độc thân nói ngay trước cái chết của ông rằng ông hoàn toàn hài lòng và mãn nguyện là đã tìm thấy tất cả những điều ông muốn không? Nghĩ về nó xem. Sự phát triển của tất cả những điều đó đang được tích lũy qua sự lôi cuốn của tham ái (tanhā) vì sự tiến bộ của thế gian – quý vị có nghĩ rằng sự tiến bộ như thế có thể mang lại sự hài lòng và mãn nguyện trọn vẹn? Chắc chắn là không! Sự phát triển theo cách đạt được bằng tham ái (lobha) có được không? Như vậy, quả của sự phát triển bằng tham ái (lobha) dẫn đến tái sanh trong bất kỳ ba cõi hiện hữu khả ái có thể là nhàn cảnh (sugati) được không? Chắc chắn không! Trong trường hợp này, chúng ta có thể đoán được rằng sự phát triển đạt được theo cách nhìn của thế gian sẽ, thay vào đó, rất có thể dẫn đến tái sanh trong bốn cõi ác đạo của sự hiện hữu phải không? Quý vị có thể chắc chắn về điều đó!
Một lần nữa chúng ta hãy suy nghĩ. Chúng ta có nên tiếp tục sống và cuối cùng là chết giống như những người khác không? Không, tôi nghĩ chúng ta không nên! Nếu chúng ta coi chính chúng ta là những bậc thánh thì chúng ta nên đặt niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo đó là Phật, Pháp, và Tăng, khi ấy, chúng ta nên nắm bắt đầy đủ cơ hội này để có được các pháp của sự tiến bộ thật sự trong ánh hào quang chói lọi của Giáo Pháp của Đức Phật. Vậy lúc ấy, lợi ích trong việc sở hữu trí tuệ của bậc thiền là gì? Những lời mà Đức Phật đã dạy là:
"Samādhiṁ bhikkhave bhāvetha Samāhito bhikkhave bhikkhu yathābhūtaṁ pajānāti"
Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Tỷ-kheo có định sẽ liễu tri đúng như thật các pháp (Tứ Thánh Đế) như chúng thực sự là.
Khi một người đạt được thiền định, khi một người ấy thấu hiểu trí tuệ về bậc thiền vốn được gọi là bậc thiền định, đó là khi người ấy sẽ biết và thấy rằng như thật về Bốn Thánh Đế - Thánh đế về Khổ. Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệtThánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Đó là những gì mà Đức Phật đã cổ vũ.
Thánh đế về Khổ, ngắn gọn, là năm thủ uẩn. Cũng có nói rằng danh và sắc là Thánh đế về Khổ. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng biết được danh và sắc là biết được chân lý đầu tiên đó là Thánh đế về Khổ. Khi thiền sinh người mà tôi đã đề cập bắt đầu thấy được các kiếp quá khứ của cô ta, có nghĩa là cô ta đã có sự nhận biết về pháp (dhamma) về nhân và quả. Đó là những gì được biết đến như là Thánh đế về Khổ tập. Nếu điều đó là như thế thì, từ đâu và bao giờ mà sự đau khổ đã hình thành? Từ các kiếp quá khứ hoặc kiếp hiện tại? [Câu trả lời của thính giả: Từ quá khứ, thưa thưa Ngài]. Nếu là như vậy, và nếu Đức Phật dạy chúng ta nhìn về các kiếp quá khứ của chúng ta để nhận biết được Thánh đế về Khổ tập, vậy chúng ta có thể nhận biết được điều này từ nơi khác không? Không, chúng ta sẽ không! Năm thủ uẩn đó là danh và sắc và chúng được biết như là Thánh đế về Khổ, và nhân và quả được biết đến như là Thánh đế về Khổ tập - chúng là các đối tượng của Thiền Tuệ (Vipassanā). Các đối tượng này của Thiền Tuệ (Vipassanā) này vì thế phải hết sức vi diệu, phải không? Và, nếu quý vị không thể nhận ra được sự vi diệu của danh và sắc, nhân và quả trong ánh sáng của annica (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã), quý vị không được xem là người thực hành thiền tuệ (Vipassanā).
Có được sự thấu hiểu Thiền Minh Sát là điều được Đức Phật của chúng ta xem là một sự tiến bộ thật sự của trí tuệ của thiền Minh Sát và, đó là sự tiến bộ của paññāvuddhi điều mà đã được đề cập đến trước đó. Quý vị không nghĩ rằng tất cả chúng ta nên tìm kiếm để có được sự phát triển trí tuệ đặc biệt này sao? Quý vị không mong muốn có được mức trí tuệ này sao? [Người nghe: vâng, chúng con muốn, thưa Ngài]. Tôi muốn nhấn mạnh một cách nghiêm túc với tất cả quý vị là việc nắm được sự phát triển đặc biệt của trí tuệ đó. Đến đây, chúng ta đã không chú ý và bất cẩn trong vòng sanh tử luân hồi, trong vòng sanh tử luân hồi không đếm được này, đôi khi chúng ta là những con heo, đôi khi là những con chó, đôi khi chúng ta là những người nô lệ hoặc người hầu - cả đàn ông và đàn bà, v.v. Chúng ta đã chịu đau khổ một cách khủng khiếp trong 4 cõi khổ. Chỉ bây giờ, nhờ có được thiện nghiệp trong kiếp quá khứ của chúng ta mà chúng ta được sinh ra trong cõi người. Và hơn nữa, quý vị và tôi, chúng ta có được niềm tin vào Tam Bảo - Phật, Pháp và Tăng, và cũng có niềm tin về nghiệp và quả của nó.
Vậy chúng ta nên để cho cho cơ hội hiếm có chính là sự hiện diện này bị lãng phí không? Tôi hoàn toàn nghĩ rằng chúng ta không nên làm như vậy.
Thật là đau khổ khi trở thành nô lệ hay người hầu của một ai đó. Quý vị không thể được tự do để làm những gì quý vị thích; quý vị bị buộc chặt bởi người chủ của mình, quý vị không thể có được tự do cho chính mình. Điều này sẽ phát sanh nhiều đau khổ. Vì thế, phải rất cẩn thận.
Bây giờ, Đức Phật của chúng ta cho rằng chỉ có những ai sở hữu trí tuệ Thiền Minh Sát là những người có sự phát triển thật sự của trí tuệ. Do đó, nó trở thành trách nhiệm của chúng ta để nỗ lực hết mình để thấm nhuần sự vi diệu của Thiền Minh Sát nếu chúng ta mong muốn đạt được sự tiến bộ và sự phát triển thật sự trong cuộc đời của chúng ta. Khi tôi nói đến trách nhiệm, tôi đền cập đến trách nhiệm mà quý vị nợ chính mình. Nếu quý vị không nhìn nhận trách nhiệm mà quý vị nợ chính mình, khi ấy sẽ không có sự ngu ngốc nào ngốc nghếch hơn quý vị. Hãy suy nghĩ về điều đó!
Nếu quý vị chiêm nghiệm các pháp về danh và sắc một cách chuyên cần với một sự quyết tâm và, nếu quý vị chiêm nghiệm nghiệp nói riêng và quả của nó trong ánh sáng của chân lý đó là anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã), khi ấy quý vị chắc chắn sẽ tu tập Thiền Minh Sát, điều sẽ dẫn quý vị đến Tuệ Đạo và Quả và, cuối cùng là bản thân sẽ thấy được một cách rõ ràng Niết-bàn như quý vị đang nắm giữ một viên ruby quý trong lòng bàn tay. Trải nghiệm nó và trí tuệ đó sẽ mãi là sự phát triển trí tuệ thật sự tuyệt vời nhất! Quý vị có nghĩ rằng Tuệ Đạo và Tuệ Quả là quá xa với tầm tay của quý vị không? Có rất nhiều người nghĩ như vậy. Và chỉ có một vài người không nghĩ như vậy. Những ai cảm thấy rằng Tuệ Đạo và Quả rất xa vời, chỉ nghĩ như vậy bởi vì họ không biết gì về ba-la-mật.
Khi một người tiến lên từ một bậc thiền đến một tầng khác trong Thiền Minh Sát, người này sẽ thấy sự sanh và sự diệt liên tục của danh và sắc và nhân và quả - tất cả nó nằm trong ánh sáng của annica (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã). Từ đó, người ấy sẽ tiến lên đến chứng ngộ Niết Bàn là nơi mà các hành (sankhāra), danh, sắc, nhân và quả - tất cả chúng sẽ bị diệt mất, và người đó chỉ khát khao sẽ được đến trạng thái của Niết-bàn.
Và, bởi khát vọng đạt được trạng thái ngày càng phát triển và, bởi vì ba-la-mật của một người từ quá khứ hoà cùng với những ba-la-mật của kiếp sống hiện tại, khi ấy người đó có thể vươn đến bờ bên kia đó là Niết-bàn.
Tất cả quý vị, những người đang hiện diện ở đây hôm nay – tất cả quý vị ngay bây giờ đang chuyên cần thực hành để tu tập sīla (giới), samādhi (định) và paññā (tuệ). Nghiệp trong quá khứ của quý vị và ba-la-mật mà quý vị đã tu tập để ngày nay được trở thành những người Phật Tử. Trong khi những người khác ở bên ngoài đang ăn uống say sưa trong ngày đầu năm mới này, quý vị đã ở đây tu tập để đạt được Tuệ Đạo và Quả. Tôi thật sự tin tưởng rằng có nhiều người ở đây ngay bây giờ là những người có được những hạt giống ba-la-mật là những thứ sẽ sanh ra quả là Tuệ Đạo và Tuệ Quả. Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác của chúng ta đã cỗ vũ rằng chứng đạt Tuệ Đạo và Quả Vipassanā bằng sự kiên trì là sự phát triển chân thật của trí tuệ mà được gọi là paññāvuddhi
Đó là lý do tại sao Đức Phật của chúng ta đã nói :
Ārambhatha nikkamaka yuñjatha buddhasāsane
Dhunāātha miccunāsenanalāgārava kuñjaro.
"Thực hành theo Giáo Pháp của Đức Phật. Phấn đấu giải thoát. Phấn đấu hết mình để thực hành thiền. Cũng giống như một con voi đực dũng mãnh phá vỡ một ngôi nhà tranh, tiêu diệt đội quân của thần chết, kẻ cai trị ba mươi mốt cõi." Điều mà Đức Phật đã nói bằng tất cả tâm từ và bi của Ngài.
Và cũng vì thế, Tôi cầu chúc tất cả quý vị ở đây, một lần nữa, có một năm mới thật hạnh phúc. Cầu cho tất cả quý vị đến gần hơn với sự thành tựu trạng thái bất tử của Niết-bàn.

Discourse on Progress / Development


Before anything else, let me first wish all of you a very Happy New Year 2009. New Year's day is also the day when many people make so-called "resolutions". Have any of you made any resolutions? If you have, I hope you have made them concerning your road to attaining the Knowledges of Path&Fruition. Today is also a most appropriate day for everyone to reflect on any progress that one may or may not have made last year. This brings me to what I wish to talk about on such an auspicious day as today.
Let us call the title of the talk for this New Year's Day of 2009 simply "Progress". It could just as well be called "Development", but we will leave it as "Progress" for the time being. If I were to ask all of you if you want to make progress, what would you all say? "Of course we do!" That would be the answer, wouldn't it? All right. What sort of progress is it that we would wish for? What type of progress can we call real progress? Because there are so many, many types of progress in the modern world today, we should know which type it is that we really want or need. What was the "progress" that our Buddha mentioned? Before we go into the dhamma talk on "Progress", let us first of all pay homage to our Buddha, the Enlightened One. -------------
In this world of ours there is what is called ñāti vuddhi, "progress of (one's) relatives". But that sort of "progress" is not the real one that our Buddha meant. There is also the opposite of progress which is "degeneration of (one's) relatives", which is also not what the Buddha meant. Another type of progress is that of "wealth / riches", for which the Pāli term is "bhoga vuddhi". Our Buddha did not consider this real progress either. Neither did He consider "bhoga parihāni", the degeneration of wealth, as real degeneration. Yet another type of progress is one known as "yaso vuddhi", the progress in abundance of friends / acquaintances. Again, neither this nor its opposite - "yaso parihāni" did the Buddha approve of as the real progress / degeneration of acquaintances.
Today, in this modern world of ours, we have so very many people who are merely aiming to make progress in accumulating wealth and riches. However, did our Buddha ever consider as genuine, all that progress that that these people make so ambitiously? No, He never, ever did! And, when such accumulation of wealth and riches starts to decline resulting in so much misery and sorrow, did the Buddha ever consider such loss as true loss? Even this sort of unbearable suffering, the Buddha never said that it was real degeneration.
When one's relatives make good and become successful and wealthy, one rejoices at such "progress". When one's relatives reach high places, high rank and high society, one takes great pride in their so-called "achievements". However, The Buddha never considered such achievement as "progress". Then again, when our relatives find their riches frittering away, people feel sorry for their misfortune and, some even think it the end of the world, so to speak. But then, our Buddha didn't call such misfortune real downfall.
Another thing that human beings really desire is to be surrounded by many friends and acquaintances. Isn't that so? Do you or don't you want many friends? Well, the Buddha never considered having an abundance of friends as making real progress. Also, The Enlightened One did not consider the loss of friends and acquaintances as real loss. In that case, what exactly is genuine progress? Don't we all want to know? In what or in which field should we be making real progress? Our Buddha declared that real progress is only that progress which is to be made in "wisdom".Whatever progress or regress occurs, if it is not in the gain or loss of wisdom then it is not real progress or regress. So, we need to consider what is "progress in wisdom".
Now, every single one of us in this world has, little by little, stage by stage grown up to become adults. With our welfare in mind, our parents have nurtured us and provided for our worldly educational needs by sending us to school, haven't they? We started in kindergarden, moved up to primary school, went on to high school and, even on to university. I assume there are many young people today in this audience who are graduates, aren't there? Right. So, can we not then say that you have made progress in acquiring wisdom? You must be wondering if this is a trick question.You are thinking, "What's the right answer?" Well, let me tell you that the progress in wisdom that The Buddha referred to is not in this type of wisdom.
During His life as the Bodhisatta Prince Siddattha, in terms of worldly riches our Buddha was wealthy like no one else. In terms of friends, acquaintances and retinue He was in no way like us; there was an abundance of them. As far as relatives go, Prince Siddattha was no less than a member of the royal Sakkyan lineage. So, in conventional, worldly, social and materialistic terms the Bodhisatta Prince had reached an incomparably high level of "progress", hadn't He? He had absolutely "everything" that we, as worldlings would or could wish for!
Again, whenever royalty elect one of their own to the throne, they choose to look for the special qualifications, experience and knowledge that their candidate possesses. When, in his youth, the Prince Siddattha was tested for all this, He was found to be in possession of all of those prerequisites to be king. Due to His accumulated pāramīs in countless past existences, the Prince was expert even in those fields that he had never been tutored in. He stood unrivalled in all of these prerequisites which He demonstrated and displayed so well.
But then, did our Bodhisatta renounce and go forth because He considered all of this as real progress or, because He did not consider it all as real progress? [Audience's reply: Because He did not!] So,....isn't it a fact that our Bodhisatta and those wise ones of olden days who would later become the ariyās (noble ones) renounced those worldly achievements in wealth, friends, social status, etc., as if it were all spit? Now, I wonder if all of you in the audience are licking up and savouring the disgusting, repulsive saliva that the Bodhisatta and the ariyās of old have spat out. Well, are we going to eat the spittle that someone else has spat out? [Audience's reply: No, we are not!] Right. Just think about it! If you come to see that you yourself are one who is sucking on the gobs of spit that have been spat out by the Bodhisatta and the wise ariyās of olden days and, if you begin to realise what true progress in life actually is, then you should begin to emulate the practices of the Bodhisatta and the wise ariyās of olden days. Only then will you have made true progress.
Now, the paññāvuddhi (progress/development = vuddhi, of wisdom = paññā) which The Buddha taught, what (or, which) wisdom was He referring to? The writers of the commentaries have explained the term paññāvuddhi for those of us who find it difficult to understand. Those of you who actually and honestly wish to strive towards achieving true progress should know in what type of wisdom it is that true progress can be found.
Do you have the wisdom to put your utmost faith in kamma and the results of kamma? We are aware of the the fact that we are fortunate to have been conceived in the womb of our devout Buddhist mother and, because of the goodness and guidance of our parents, we have come to accept that if we commit kusala (wholesome actions) we shall reap the results of kusala and, if we should commit akusala (unwholesome actions) – then we can be sure of reaping the results of akusala. This we have been taught since our younger days, haven't we? But...., please think carefully - if we were to be asked whether we have truly unshakable faith in the results of kamma, what would be our reply? Well, in truth, we probably haven't reached that stage yet, have we? As we have been brought up in these particular surroundings we understand and believe in the workings of (kusala and akusala) kamma. However, if you were to be faced with a threat on your life for not discarding your faith in the workings of kamma, would you or would you not renounce that faith? If the threat were real and your life actually depended on it, you would suddenly find you have a lot less faith in kamma and its results, wouldn't you? In that case, your faith cannot be called "unshakable, can it? So, unless your faith is such that you would never renounce it even if it meant that you would be executed for keeping that faith, then only can it be termed "unshakable". Only then can it be said that true progress has been achieved. This true development of wisdom can be achieved only through personally gaining direct knowledge of the workings of kamma.
At this point, so that the audience can seriously contemplate kamma and its results, I wish to tell you something about what one of our yogis experienced when he (she) looked back at one of his (her) past existences. You must all have heard of guardian nats such as, guardian nat of a house, a school or a forest, etc. Well, in one of his past existences, our yogi was the guardian of a house. He could actually see himself, very clearly, patrolling around it. When he tried to see where he resided, it was mostly in the attic under the roof. Being in the house of a Buddhist family, he would respectfully pay reverence, palms together in salutation to the image of the Buddha that was on the altar of the house. As time went by and it came for him to pass wawy from that existence, the attachment that he had developed for the house and the Buddha image made him visualise himself paying homage to the image of the Buddha. Now, was that a kusala or an akusala vision? [Audience's reply: Kusala vision, thưa Ngài.].Right. And so, he came to be conceived in the womb of a lady of that house! The attachment was to the house but the very last image that appeared in his mind immediately before dying was his anjalī to the Buddha. That was the kusala object which resulted in conception in the human realm. If joyfully paying homage to the Buddha can readily transport us to a good realm, shouldn't we be performing such deeds frequently throughout the day?
Now, the lady of that house gave birth to a baby girl who developed a fondness for pet animals. I'm sure you know how cat lovers cuddle their pets lovingly in the warmth of their arms. This girl was no exception. As she grew fonder and fonder of her cat, her attachment also became stronger and stronger until, when she was about to die at a rather young age, her last thought was of her cat and, she was born a cat in her next life! How about that! Simply terrible, isn't it?
So, do you think it is wise to have pet dogs, or cats, or any other pet animals, or insects or whatever? [Audience's reply: It's not wise, thưa Ngài.]. You had better be careful – very careful, indeed! If you watch the birds singing happily and begin to take delight in it, it can be dangerous, can't it? We bhikkhus who reside in the woods – need to be especially careful. The cute little squirrels jumping from tree to tree; coming to nibble leftovers laid out by us bhikkhus - and other such little antics! If we get carried away and start to enjoy these "pleasant 'sights – and if, by chance, these visions happen to appear in our final death moments! Just imagine the consequences? I shudder to think about it!
If we begin to truly realise the particular nature of the workings of kamma, we need to live our lives with utmost caution. Clinging or attachment to anything or anyone is immensely dangerous for sure! There is no doubt about it.
When this young girl used to so lovingly hold the cat in her arms, that lobha of attachment was not because she wanted to become a cat, was it? No, it was not. Do you take your dog or puppy out for walks on a leash because you want to become a dog? Of course not! However, you can very well be reborn as a dog if your attachment to your dog means that you think about it at your death moment. If it is a cat you think of at your death moment, you will almost certainly be reborn as a cat.
Well, this girl was reborn as a cat in a Buddhist household in which it was the custom to make daily offering of food in front of the Buddha's image on the altar. This cat happened not to know that these offerings were being made to the Buddha and, it would steal and eat the offerings. Any form of stealing by anyone – human or animal or any living being - is akusala, do we agree? But it so happened that whenever the cat climbed onto the altar for the food, it would inadvertently be having the chance to look up at the image of the Buddha! And so, now, at the moment of its death, a vision of the Buddha image appeared in the cat's mind. It's ironic, isn't it? But, the cat's akusala of having so often stolen what had been so reverentially been offered to the Buddha was stronger than its kusala of having viewed the Buddha image. So, because of her kusala,she was reborn as a girl but, due to her akusala, she was destined to a life of destitution. Eventually, in that life she came to be a lowly servant in a certain household. There she had to diligently prepare the meals for the family. As for herself, she had to go hungry for long periods while peeping at the family eating on their own. Even after the meals were over and she had finished with the washing and putting away of everything, she was never allowed to have any of the leftovers but only the bare minimum for human sustenance. What an extremely sad and wretched existence for this girl, don't you think? You have to realise that the stronger kammic results were those of having stolen and eaten that food which were offered to the Buddha.
That is why we all should be extremely careful of the rice, foodstuff and requisites that are offered to The Triple Gem, which are The Buddha, the Dhamma and the Saṇghā, shouldn't we? We may be able to accept an animal's ignorance in this matter. However, we can see instances of such negligence in the behavior of even humans, and it can be very dangerous. It was the knowledge of all this that had happened in her past lives that led this yogi to so much sadness and grief. But it was not the type of sadness and grief that most of you in the audience usually feel. Hers was the type of the sadness and the grief that accompanies the great sense of spiritual urgency (known as samvega) when one begins to realise or to experience the truly undesirable nature of existence. It was the vivid vision that led to the knowledge of the particular way in which kamma always works for anyone – for everyone. Striving towards obtainment of such knowledge is that which is called the real development in wisdom. Then only will it be considered to be that paññāvuddhi which is the attainment of true development.
Then there is another aspect of development in wisdom which is called "intelligence". Due to the limitations of time I shall not dwell on how to practice ānāpānasati meditation, also because you all have been taught it anyway. When you practice ānāpānasati meditation systematically with diligence you attain samādhi (concentration) and lights begin to appear. As the lights gradually increase they come to blend with the breath that you are concentrating on so that, when you look at the light you see the breath and, when you look at the breath you see the light.
The texts say that it is this light that is the nimitta (sign). If you can hold your concentration on this nimitta for about an hour, the sign called the patibāgha nimitta (counterpart sign) will appear. If your concentration can remain on the patibāgha nimitta, it can be said that you have attained a jhāna. As you have practiced in achieving a jhāna, can it not be said that you have made progress in the wisdom of a jhāna? Yes, it can! Our Buddha declared that this is what true development is – not the development of wealth or acquaintances.
Isn't it true that our lives will be over before too long? [Audience's reply: It is true, thưa Ngài.]. Is the search for and the accumulation in the development of wealth, acquaintances, relatives and worldly (mundane) wisdom ever going to end? [Audience's reply: No, thưa Ngài, it is not.]. Has there ever been a single person who has said just before his death that he was fully satisfied and contented to have found all those things he had wished for? Think about it. The development of all those things which are being accumulated through the enticement of tanhā (craving) for worldly progress – do you think such progress can bring about complete satisfaction and contentment? Surely not! Development of that kind has been acquired through lobha (greed), has it not? So, can the resultant development of such lobha lead to rebirth in any of the three pleasant realms of existence called sugati? Definitely not! In which case, we could presume that such development obtained from a worldly point of view will, instead, most likely lead to rebirth in the four woeful realms of existence, couldn't we? You can be sure of it!
Let us then think again. Should we just carry on living our lives and eventually dying like everyone else? No, I should think not! If we consider ourselves to be noble (virtuous) persons who have put our utmost faith in the Triple Gem that is The Buddha, the Dhamma and the Saṇgha, then, we should take full opportunity to acquire the dhammas of true development in this radiantly glowing dispensation of The Buddha. What then would be the benefits in possessing the wisdom of jhāna? The words of the Buddha were:-
"Samādhiṁ bhikkhave bhāvetha Samāhito bhikkhave bhikkhu yathābhūtaṁ pajānāti"
"Develop samādhi, my bhikkhus. The One who develops samādhi knows and sees reality as it is."
When one attains jhāna concentration, when one can grasp hold of the wisdom of jhāna which is said to be jhāna concentration, that is when one will know and see as they really are the Four Noble Truths which are - the Noble Truth of Suffering, the Noble Truth of the Origin of Suffering, the Noble Truth of the Cessation of Suffering and the Noble Truth of the Path Leading to the Cessation of Suffering. That was what The Buddha exhorted.
The Noble Truth of Suffering, in brief, are the five aggregates of clinging. Also, it can be said that mentality and materiality are The Noble Truth of Suffering. So, we may say that to know mentality and materiality is to know the first truth which is The Noble Truth of Suffering. When the yogi that I mentioned began to see her past existences (lives), it means that she had become aware of the dhamma of cause and effect. That is what is known as the Noble Truth of the Origin of Suffering. If that is so, from where, or when did suffering originate? From past existences or in the present life? [Audience's reply: From the past, thưa Ngài.]. If that is so, and if the Buddha has told us to look into our past in order to realise the Noble Truth of the Origin of Suffering, would we be able to realise it somewhere else? No, we would not! Those five clinging-aggregates that are materiality-mentality and are known as The Noble Truth of Suffering, and those causes and effects which are known as the Noble Truth of the Origin of Suffering - they are the objects of Vipassanā meditation. These objects of Vipassanā meditation must therefore be most profound, musn"t they? And, unless you can realise the profundity of materiality-mentality and cause and effect in the light of anicca, dukkha and anatta, you cannot be considered to have had practice in Vipassanā meditation.
Having acquired such Vipassanā insight is what is considered by our Buddha as the true development of the wisdom of Vipassanā and, that is the progress of paññāvuddhi which was mentioned earlier. Don't you think all of us should be seeking to attain that particular development of wisdom? Wouldn't you like to attain that sort of wisdom? [Audience's reply: Yes, we would, thưa Ngài.]. I wish to earnestly insist upon all of you to get hold of that particular development of wisdom. So far, haven't we all been carelessly and heedlessly through samsarā, this round of countless rebirths, sometimes as pigs, sometimes as dogs, sometimes as slaves or servants – both male and female, etc. We have suffered horribly in the four woeful realms. Only now, owing to some kusala kamma in our past, we find ouselves in the human realm. What's more, you and I, we happen to have faith in the Triple Gem - The Buddha, the Dhamma and the Sangha, and also, in kamma and its results.
Should we let a rare opportunity such as this existence go to waste? I definitely do not think we should.
It must be awful to become anyone's servant or slave. You cannot be at liberty to do what you like; you are bound to your master; you cannot set yourself free. It is just plain suffering. So, be very careful.
Now, our Buddha said that only those who possess the wisdom of Vipassanā insight are the ones who have that true development of wisdom. So, it becomes our responsibility to personally strive to penetrate into the profundity of Vipassanā insight if we wish to attain true progress and development in our lives. When I said responsibility, I meant that duty which you owe to yourself. If you do not realise the duty that you owe to yourself, then there is no bigger fool than you. Just think about that!
If you contemplate the dhammas of mentality and materiality diligently with determination and, if you contemplate the particular kamma and its results in the light of the realities that are anicca, dukkha and anatta, then you will surely develop Vipassanā insight which will lead you to Path and Fruition Knowledge and, eventually to personally and to penetratively see Nibbāna as if you were holding the most priceless ruby in your palm. That experience and wisdom will be the utmost in the true development of wisdom ever! Do you think that Path Knowledge and Fruition Knowledge are too far beyond your reach? There are many who think so. There are only a few who do not think so. Those of you who feel that Path and Fruition are very remote only think that way because they do not know about the pāramīs.
As one advances from one jhāna to another in Vipassanā, one will see the continual arising and perishing of mentality and materiality and cause and effect - all of it in the light of anicca, dukkha and anatta. From that, one will advance to the realisation that Nibbāna is where formations (sankhāra), mentality, materiality, cause and effect - all of them cease to be, and that one s only desire will be to reach that state of Nibbāna.
And, as the desire to attain that state grows and grows and, as one's pāramīs from the past blend with those of the present, then will one be able to reach that yonder shore that is Nibbāna!
All of you who are present here today - you all are now diligently practicing to develop sīla, samādhi and paññā The kamma of your past and the pāramīs that you have developed are such that you are Buddhists today. While others are out revelling in the sensual pleasures on this New Year's Day, you are here to actually and practically attain Path and Fruition Knowledge. I really do believe that there are many in here right now who have the seeds of pāramī that are about to bear the fruits of Path and Fruition Knowledge. Our Fully Enlightened Buddha exhorted that the attainment of Vipassanā Path and Fruition Knowledge through perseverance is the true development of wisdom that is called paññāvuddhi.
That is why The Buddha said:
Ārambhatha nikkamaka yuñjatha buddhasāsane
Dhunāātha miccunāsenaṇnalāgāraṇva kuñjaro.
"Practice in the Buddha's dispensation. Strive for emancipation. Strive diligently to practice meditation. Just as the husky male elephant demolishes a house of reeds, destroy the army of Death, the ruler of the thirty-one realms." So said the Buddha in all His loving-kindness and compassion.
And so, I wish you all, again, a very Happy New Year. May you all be very much closer to the attainment of the deathless state of Nibbāna.