Tuesday, July 21, 2009

Differences between the same




Q : I would like to present my personal situation. I got married and my wife is Christian. She has her own views and believes in God and Jesus, and doesn’t respect any others’ God or Buddha. In this case, my point of view is that either practising Buddhism or Christianity, whoever has a religion is to learn how to become a good person and how to set a good moral lesson to teach for people. I think that there is no barrier to the Buddhism or Christianity to practise to become a good person. So my question is that if I understand religions this way, there will be no obstacles for my wife to practise meditation. Is it correct? Here I want to emphasize that the image of the Buddha and the image of Jesus Christ are the same one. It means no difference. To someone who believes in the Buddha and another one who believes in Jesus Christ, if I explained that they are same, am I correct?

A : Whatever we do in our life, we do it to be a really good person. In order to become a good person, we should understand that we should learn how to get the real freedom. This is the most important point. If we don’t understand the real meaning of freedom, we can’t get the real happiness we want. In our life, we find that there are so many things to do, such as religions, pleasures, works, jobs, even families, and we do these things to aim to happiness. But happiness must base on freedom. If we want to understand the real happiness, we must understand freedom. If we want to understand freedom, we must understand what the Truth is. If we don’t understand the Truth, we can’t get the freedom in our mind. So if we want to understand the Truth, we have to accept that everything occurs for a reason. If we don’t know the reasons behind it, it can’t be the truth any more. If this is not true, we can’t get happiness. This is the way. So we must try to learn what the reasonable thinking is, what the reasonable views are, or what an important thing is. Having the right view, we can understand the reason of all. According to the Buddha’s teaching, this is the“ Religion of the reason” as the Buddha didn’t accept any creations. We must take responsibilities for our actions; no one can be responsible for our actions. If we have done something wrong, we are the ones to get the wrong effects. This is reasonable. If we have done something right, we are the ones to get the right effects. There is no creation. So if we can understand the reasonable things, we stand up from the wrong actions with the right view and the truth. If we can do this, our mind can be free and we can get happiness. So depending on people’s views, religions are arisen but every religion depends on believing while the Buddha’s teachings is: do not depend on the believing but depend on the facts and until we get the confidence. Confidence means taking responsibilities of our selves. The result will come when we are in death and at that time our mind is really free and we can get happiness even in the death moment.

According to practising the Buddha’s qualities, we must take the objects of the Buddha’s image or the Buddha statue that we like the most. After that we can clearly comtemplate these objects for at least one hour, and after that we will understand the qualities of the Buddha. Because of the qualities of the Buddha, the image has disappeared and only our concentration on the qualities of the Buddha remains. This is the way of practising. So if we have Parami before you have a chance to see the Buddha, at that time you will have a chance to see the Buddha again. But anyhow, we must try to understand Buddha’s qualities not as an image. So what I like to explain is that when practising the Buddha’s qualities, we must focus on the Buddha’s qualities not the images. On the same concept, whenever we see a person, we must try to understand his qualities not on his appearance. According to the Buddha’s teachings of the right view, there are no men or women. They are just five aggregates and we should see them as the material relative and mentality relative. So if we understand religions in the same way, we will understand the qualities and realities. If the Jesus can explain the Four Noble Truths, then we can say that he is the same as the Buddha since the qualities are the same. If the Jesus can’t explain the Four Noble Truths, we can’t say that the qualities are the same therefore we can’t say the Jesus and the Buddha are the same.


Venerable Dhammapala
Pa-Auk Forest Monastery, Myanmar
Question and answer on 09/06/2009 after Dhamma talk
Nguyenthuy Monastery, Vietnam
Khác biệt của điều không sai khác


- Hỏi: Con muốn trình bày hoàn cảnh riêng của con. Con đã kết hôn và vợ con là người công giáo. Cô ấy có tư kiến và tin vào Thượng đế cùng Đức Chúa Jesus mà không tôn sùng Thượng đế của ai khác hoặc Đức Phật. Trong hoàn cảnh này, quan điểm của con là cho dù theo Phật giáo hay Công giáo, một người theo một tôn giáo là để tập cho trở thành người tốt và làm thế nào để có thể [tự mình]là một bài học luân lý tốt cho người khác. Con nghĩ là không có chướng ngại nào ngăn trở một người Phật tử hoặc một tín đồ Công giáo tu tập để trở thành một người tốt. Vậy, câu hỏi của con là nếu con hiểu tôn giáo như thế, có trở ngại nào trong việc vợ con hành thiền hay không? Điều đó đúng không ạ? Ở đây con muốn nhấn mạnh rằng hình ảnh của Đức Phật và hình ảnh của chúa Jesus cũng chỉ là một, không có sự khác biệt nào cả. Đối với một người tin vào Đức Phật và một người tin vào Đức Chúa trời, nếu con giải thích rằng cả hai giống nhau, con có đúng không ạ?

-Đáp: Bất cứ điều gì chúng ta làm trong đời, chúng ta làm vì muốn trở thành người tốt. Để trở thành người tốt, chúng ta nên hiểu rằng chúng ta cần học hỏi để hiểu rõ nghĩa của tự do. Đây là điểm quan trọng nhất. Nếu chúng ta không hiểu rõ nghĩa của tự do, chúng ta không thể có được sự hạnh phúc mà chúng ta mong mỏi. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều việc phải làm, chẳng hạn như tín ngưỡng, giải trí, việc làm, ngay cả gia đình, chúng ta đều nhắm vào hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc phải đặt trên nền tảng tự do. Muốn hiểu nghĩa tự do, chúng ta phải hiểu chơn đế là gì. Nếu chúng ta không hiểu chơn đế, chúng ta không thể có được sự tự do trong tâm. Vậy nếu chúng ta muốn hiểu chơn đế, chúng ta phải chấp nhận rằng mọi việc xảy ra đều có nhân. Nếu chúng ta không biết đến cái nhân nằm đàng sau của một sự việc thì việc đó không còn là sự thực nữa. Nếu điều này không đúng, chúng ta không thể có hạnh phúc. Đây là qui luật. Do vậy chúng ta cần phải học hỏi đâu là tưởng chơn chánh, đâu là kiến chơn chánh, và đâu là điều quan trọng. Có được chánh kiến, chúng ta có thể hiểu được các nhân. Theo lời giáo giới của Đức Phật, đây là tôn giáo của nhân quả vì đức Phật không chấp nhận sự hư cấu. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về các sở hành của ta, không một ai khác có thể chịu trách nhiệm thế cho ta. Nếu chúng ta làm điều ác, chúng ta sẽ nhận quả ác. Điều này hợp lý. Nếu chúng ta làm việc lành, chúng ta sẽ nhận quả lành, không có điều gì là hư cấu. Như vậy, nếu chúng ta hiểu được sự hợp lý của các sự kiện, chúng ta có thể đứng lên từ các hành vi sai trái với chánh kiến và chơn đế. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, tâm của chúng ta sẽ được phóng khoáng và chúng ta sẽ có được sự an vui. Như vậy dựa vào tư kiến của con người mà tôn giáo được khởi lên nhưng mọi tôn giáo đều dựa vào lòng tin trong khi Đức Phật giáo giới là không nên dựa vào lòng tin mà phải dựa vào các sự kiện thực tế cho đến khi chúng ta có được sự tự tại. Sự tự tại có nghĩa là chúng ta chịu trách nhiệm về bản thân chúng ta. Kết quả sẽ đến khi chúng ta lâm tử và vào lúc đó tâm chúng ta vô cùng tự do và chúng ta có thể đạt được sự an vui trong sát na tử.

Theo sự thực hành Phật hạnh, chúng ta phải chọn đối tượng là hình ảnh của Đức Phật hoặc là tượng Phật mà chúng ta quý nhất. Sau đó chúng ta chiêm bái những đối tượng này trong vòng 1 giờ đồng hồ và sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu về Phật hạnh. Do phẩm hạnh của Đức Phật, những hình tượng sẽ mất đi, chỉ có sự chú tâm của chúng ta về Phật hạnh là còn tồn tại. Đây là phương pháp để tu tập. Như vậy điều mà tôi muốn giảng giải là khi tu tập về Phật hạnh, chúng ta phải chú tâm về phẩm hạnh của ngài, không phải về hình tượng. Trên cùng một quan điểm như thế, khi chúng ta nhìn một người nào chúng ta nên tìm hiểu về phẩm cách của người đó, không phải bề ngoài của người đó. Theo lời giáo giới của Đức Phật về chánh kiến, không có người nam hay người nữ. Họ chỉ là ngũ uẩn và chúng ta chỉ nhìn họ như danh và sắc mà thôi. Vậy nếu ta hiểu tôn giáo theo cách này chúng ta sẽ hiểu được phẩm cách và tục đế. Nếu chúa Jesus có thể giảng giải về Tứ Diệu Đế thì chúng ta có thể nói Jesus và Đức Phật giống như nhau vì các ngài có phẩm hạnh như nhau. Nếu chúa Jesus không thể giảng giải về Tứ Diệu Đế thì chúng ta không thể nói chúa Jesus và Đức Phật giống nhau vì các ngài không có cùng phẩm hạnh như nhau.

Thiền sư Dhammapala
Thiền Lâm Pa-Auk, Miến Điện
THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY

Saturday, July 4, 2009

THÁNH NHÂN

Chỉ những người có khả năng buông bỏ mọi dính mắc mới đáng được mô tả là "thánh."

Nếu Pháp (chơn đế) được hoàn toàn chứng ngộ với trí tuệ ...

Nếu sở hữu thế gian, danh dự, và địa vị không được dùng để xác định giá trị hay khả năng thực sự của một cá nhân

Như thế ta có thể nói rằng giới hạnh hoặc sự an vui của việc buông bỏ đã hoàn toàn được hiểu thấu.

Trong trường hợp đó, người như thế xứng đáng được gọi là bậc thánh.

Còn điều gì trong cõi đời này mãn nguyện hơn là được xem như một bậc thánh nhân

Còn điều gì trong cõi đời này mãn nguyện hơn là được biết đến ý nghĩa thực sự của bậc thánh nhân?

Ngay trong thời điểm thích hợp của kiếp sống này, nguyện cho tất cả có được sự dõng mãnh, khả năng chọn lựa đúng đắn.

Đại Đức Dhammapala

Pa Auk Tawya

Miến Điện

Ngày 3 tháng 7 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Friday, July 3, 2009

NOBILITY

Only those who are able to relinquish attachments are worthy of being described as "noble."

If the Dhamma (Truth) can be fully realized with intelligence …

If wordly possessions, prestige (rank) and status are not employed to determine one's true worth or ability, i.e., truth

It can then be said that the virtues/pleasantness of relinquishment have been well comprehended (fully grasped)

In that case, such person is worthy of being (deserves to be) called "noble."

What else is there in the world that is more satisfying (gratifying) than to be seen as a "noble" person?

What else can be there more satisfying in the world than to realize the true meaning of "nobility?"

At this opportune time in this life, may all be endowed with stronger qualities/abilities to make the right choice.

Venerable Dhammapala

Pa Auk Tawya

Myanmar

3rd of July 2009 at Ho Chi Minh City, Viet Nam