- Hỏi: Con muốn trình bày hoàn cảnh riêng của con. Con đã kết hôn và vợ con là người công giáo. Cô ấy có tư kiến và tin vào Thượng đế cùng Đức Chúa Jesus mà không tôn sùng Thượng đế của ai khác hoặc Đức Phật. Trong hoàn cảnh này, quan điểm của con là cho dù theo Phật giáo hay Công giáo, một người theo một tôn giáo là để tập cho trở thành người tốt và làm thế nào để có thể [tự mình]là một bài học luân lý tốt cho người khác. Con nghĩ là không có chướng ngại nào ngăn trở một người Phật tử hoặc một tín đồ Công giáo tu tập để trở thành một người tốt. Vậy, câu hỏi của con là nếu con hiểu tôn giáo như thế, có trở ngại nào trong việc vợ con hành thiền hay không? Điều đó đúng không ạ? Ở đây con muốn nhấn mạnh rằng hình ảnh của Đức Phật và hình ảnh của chúa Jesus cũng chỉ là một, không có sự khác biệt nào cả. Đối với một người tin vào Đức Phật và một người tin vào Đức Chúa trời, nếu con giải thích rằng cả hai giống nhau, con có đúng không ạ?
-Đáp: Bất cứ điều gì chúng ta làm trong đời, chúng ta làm vì muốn trở thành người tốt. Để trở thành người tốt, chúng ta nên hiểu rằng chúng ta cần học hỏi để hiểu rõ nghĩa của tự do. Đây là điểm quan trọng nhất. Nếu chúng ta không hiểu rõ nghĩa của tự do, chúng ta không thể có được sự hạnh phúc mà chúng ta mong mỏi. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều việc phải làm, chẳng hạn như tín ngưỡng, giải trí, việc làm, ngay cả gia đình, chúng ta đều nhắm vào hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc phải đặt trên nền tảng tự do. Muốn hiểu nghĩa tự do, chúng ta phải hiểu chơn đế là gì. Nếu chúng ta không hiểu chơn đế, chúng ta không thể có được sự tự do trong tâm. Vậy nếu chúng ta muốn hiểu chơn đế, chúng ta phải chấp nhận rằng mọi việc xảy ra đều có nhân. Nếu chúng ta không biết đến cái nhân nằm đàng sau của một sự việc thì việc đó không còn là sự thực nữa. Nếu điều này không đúng, chúng ta không thể có hạnh phúc. Đây là qui luật. Do vậy chúng ta cần phải học hỏi đâu là tưởng chơn chánh, đâu là kiến chơn chánh, và đâu là điều quan trọng. Có được chánh kiến, chúng ta có thể hiểu được các nhân. Theo lời giáo giới của Đức Phật, đây là tôn giáo của nhân quả vì đức Phật không chấp nhận sự hư cấu. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về các sở hành của ta, không một ai khác có thể chịu trách nhiệm thế cho ta. Nếu chúng ta làm điều ác, chúng ta sẽ nhận quả ác. Điều này hợp lý. Nếu chúng ta làm việc lành, chúng ta sẽ nhận quả lành, không có điều gì là hư cấu. Như vậy, nếu chúng ta hiểu được sự hợp lý của các sự kiện, chúng ta có thể đứng lên từ các hành vi sai trái với chánh kiến và chơn đế. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, tâm của chúng ta sẽ được phóng khoáng và chúng ta sẽ có được sự an vui. Như vậy dựa vào tư kiến của con người mà tôn giáo được khởi lên nhưng mọi tôn giáo đều dựa vào lòng tin trong khi Đức Phật giáo giới là không nên dựa vào lòng tin mà phải dựa vào các sự kiện thực tế cho đến khi chúng ta có được sự tự tại. Sự tự tại có nghĩa là chúng ta chịu trách nhiệm về bản thân chúng ta. Kết quả sẽ đến khi chúng ta lâm tử và vào lúc đó tâm chúng ta vô cùng tự do và chúng ta có thể đạt được sự an vui trong sát na tử.
Theo sự thực hành Phật hạnh, chúng ta phải chọn đối tượng là hình ảnh của Đức Phật hoặc là tượng Phật mà chúng ta quý nhất. Sau đó chúng ta chiêm bái những đối tượng này trong vòng 1 giờ đồng hồ và sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu về Phật hạnh. Do phẩm hạnh của Đức Phật, những hình tượng sẽ mất đi, chỉ có sự chú tâm của chúng ta về Phật hạnh là còn tồn tại. Đây là phương pháp để tu tập. Như vậy điều mà tôi muốn giảng giải là khi tu tập về Phật hạnh, chúng ta phải chú tâm về phẩm hạnh của ngài, không phải về hình tượng. Trên cùng một quan điểm như thế, khi chúng ta nhìn một người nào chúng ta nên tìm hiểu về phẩm cách của người đó, không phải bề ngoài của người đó. Theo lời giáo giới của Đức Phật về chánh kiến, không có người nam hay người nữ. Họ chỉ là ngũ uẩn và chúng ta chỉ nhìn họ như danh và sắc mà thôi. Vậy nếu ta hiểu tôn giáo theo cách này chúng ta sẽ hiểu được phẩm cách và tục đế. Nếu chúa Jesus có thể giảng giải về Tứ Diệu Đế thì chúng ta có thể nói Jesus và Đức Phật giống như nhau vì các ngài có phẩm hạnh như nhau. Nếu chúa Jesus không thể giảng giải về Tứ Diệu Đế thì chúng ta không thể nói chúa Jesus và Đức Phật giống nhau vì các ngài không có cùng phẩm hạnh như nhau.
Thiền Lâm Pa-Auk, Miến Điện
THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY
No comments:
Post a Comment